Dạy thêm là gì? Dạy thêm ngoài là trường là gì? Quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường?
Ngày nay, nhu cầu về việc học thêm để góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của các học sinh cũng như yêu cầu từ phụ huynh ngày càng tăng nên việc xuất hiện việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường ngày càng phổ biến. Tuy nhiên để giảm tải việc học không quá nhiều thời gian trong một ngày, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Dạy thêm là gì? Dạy thêm ngoài là trường là gì?
Theo Điều 2 quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm có giải thích rõ thế nào là dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
3. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 điều này tổ chức.”
Trên thực tế, học sinh sẽ học tập theo chương trình giáo dục phổ thông chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được và được các Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như các Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết về chương trình học. Tuy nhiên, dựa trên nhu cầu thực tế của học sinh, gia đình học sinh; khả năng học tập cũng như yêu cầu học tập đặt ra mà hoạt động học thêm đã ra đời. “Thêm” ở đây có thể hiểu là bổ sung thêm vào những thứ đã có sẵn. Do vậy mà “học thêm” được hiểu là ngoài việc học theo chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chi tiết, thì học sinh còn tham gia thêm các lớp học khác, do các giáo viên tổ chức dạy, có thu tiền giảng dạy.
Hoạt động dạy thêm hiện nay được tiến hành dưới hình thức dạy thêm trong nhà trường- hoạt động dạy thêm do chính các nhà trường mà học sinh theo học tổ chức, đây chính là những cơ sở giáo dục công lập và hoạt động tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường – tức các hoạt động học thêm, dạy thêm không do các cơ sở giáo dục công lập tổ chức.
2. Quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
Theo Điều 6 Quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
“Điều 6. Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:
1. Cam kết với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.
2. Công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm:
a) Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
b) Danh sách người dạy thêm;
c) Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm;
d) Mức thu tiền học thêm.”
Hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm có thu phí, người học sẽ phải trả một khoản phí nhất định cho người dạy. Hiện nay, trên thực tế thì mức thu tiền học thêm sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ của học sinh với giáo viên dạy thêm hoặc giữa cá nhân, tổ chức thành lập trung tâm dạy thêm.
Về các cá nhân tiến hành dạy thêm, thì ngoài các tiêu chí về sức khỏe tốt, phẩm chất đạo đức tốt, không đang trong thời gian chấp hành án, hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc,…. thì còn phải đáp ứng các tiêu chí về trình độ đào tạo tương ứng với cấp học mà người đó giảng dạy. Đây là quy định hoàn toàn hợp lý, vì bản chất của giáo dục là mang tính trồng người, hoạt động giảng dạy dù là ở trong nhà trường hay giảng dạy ngoài nhà trường, dạy chính khóa hay dạy thêm thì cũng cần phải đảm bảo được mục đích chính của giáo dục đó chính là giảng dạy cho tương lai của đất nước, của xã hội. Bản thân mỗi người giáo viên đứng ở lớp học nào, ở cương vị nào thì cũng phải là người có đức có tài.
Cụ thể về trình độ bằng cấp của giáo viên đối với từng cấp bậc thì hiện nay, đối với Giáo viên mầm non cần phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên; đối với giáo viên tiểu học thì cần phải có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên với giáo viên tiểu học; đối với giáo viên trung học cơ sở thì cần phải có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên Trung học cơ sở. Đây là những tiêu chuẩn mới nhất theo luật hiện hành, do vậy các giáo viên dạy thêm phải là người có trình độ, kinh nghiệm giảng dạy trên thực tế.
Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy thêm, học thêm thì cũng cần tuân theo những yêu cầu cơ bản của pháp luật. Theo đó thì địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học đây là tiêu chí đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, bên cạnh đó thì dạy thêm, học thêm cần được tổ chức ở địa điểm ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn, phải có một môi trường yên tĩnh, trong sạch thì mới đảm bảo được hiệu quả tiếp thu kiến thức cũng như đảm bảo sức khỏe của người dạy và người học. Địa điểm tổ chức dạy và học thêm cũng cần tiến hành ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở, điều này nhằm tránh các rủi ro về tai nạn giao thông cũng như các tai nạn dễ gặp như tai nạn đuối nước,…
Phòng học đảm bảo diện tích trung bình theo tiêu chuẩn cho mỗi học sinh có đủ không gian để ngồi; bên cạnh đó phòng cũng cần được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm bảo vệ mắt cho học sinh; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh tránh những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nơi đông người.
Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật bàn, ghế học sinh đối với từng cấp học cụ thể. Tương tự, đối với bảng học thì bảng học phải được được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định
Bên cạnh đó, nơi tổ chức dạy thêm, học thêm cũng cần phải có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh, vừa để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ các em học sinh theo học.
Hiện nay, theo Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của
“Điều 1. Công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Lý do: hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014.
Thời điểm hết hiệu lực: ngày 01 tháng 7 năm 2016.”
Theo quy định trên thì các quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm như Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; Yêu cầu đối với người dạy thêm; Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; các hoạt động liên quan đến việc cấp Giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm không còn được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 trở đi.
Nguyên nhân của việc này do theo quy định tại Khoản 3 Điều 74