Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam rất chú trọng đến việc phát triển kinh tế, giữ vững ổn định Chính trị, củng cố quốc phòng an ninh; thực hiện phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại và cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Dưới đây là bài viết về quy định về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Mục lục bài viết
1. Hệ thống tổ chức Đảng các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam:
Ngày 22 tháng 12 năm 2016, căn cứ vào Điều lệ Đảng, Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Đảng, Quy định số 29-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa 7, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 59-QĐ/TW về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, hệ thống tổ chức Đảng các cấp được phân thành: Quân ủy trung ương và các cấp ủy Đảng – từ cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương đến chi bộ. Trong đó:
Quân ủy trung ương sẽ bao gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong và ngoài Quân đội và các ủy viên này đều do Bộ chính trị chỉ định và lãnh đạo. Sổ lượng Ủy viên của Quân ủy trung ương sẽ giao động từ 7 đến 9 người. Bí thư của Quân ủy trung ương phải là người giữ chức vụ Tổng bí thư. 05 năm một lần Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng sẽ được tổ chức và sau đó Bộ chính trị sẽ chỉ định Quân ủy trung ương cho nhiệm kỳ mới dựa trên đề nghị của Quân ủy Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương.
Khác với Quân ủy trung ương, các cấp ủy Đảng – từ cấp trực thuộc Quân ủy Trung ương đến chi bộ sẽ không do Bộ Chính trị chỉ định nữa mà do chi bộ của cấp đó bầu ra. Các ủy viên tham gia Hội nghị Đảng ủy bầu Ban thường vụ chỉ được phép chiếm một phần ba tổng số ủy viên cùng cấp. Hội nghị cũng sẽ bầu ra Bí thư và phó bí thư mà những người này phải là ủy viên ban thường vụ. Đồng thời trong số các ủy viên của ban kiểm tra, chi bộ sẽ bầu ra ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Trường hợp đặc biệt sẽ do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, các thành viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm chỉ định.
2. Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội nhân dân Việt Nam:
– Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội bao gồm Quân uỷ Trung ương và Đảng bộ quân sự các cấp. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là Bí thư Quân uỷ Trung ương. Ngoài ra, Quân uỷ Trung ương còn có Phó Bí thư và các Uỷ viên do Bộ Chính trị chỉ định, bao gồm một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam công tác trong và ngoài quân đội. Các cấp uỷ Đảng từ cấp trực thuộc Quân uỷ Trung ương đến cấp cơ sở do các đại hội Đảng cùng cấp bầu.
– Quân uỷ Trung ương thực hiện nghiên cứu để đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ của quân sự và quốc phòng; phương hướng và biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; một số kế hoạch để phòng thủ đất nước; cơ chế lãnh đạo của Đảng với Quân đội nhân dân. Ngoài ra, Quân uỷ Trung ương có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các cấp uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về quân sự, quốc phòng.
– Bên cạnh đó, Quân uỷ Trung ương còn trực tiếp lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện, xây dựng các tổ chức Đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh. Thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng, công tác chính trị. Đảm bảo giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, thực hiện chế độ quyết định tập thể đối với vấn đề lớn như chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch để thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,quyết định các vấn đề về công tác cán bộ trong quân đội, các biện pháp xây dựng quân đội.
– Ngoài ra, Quân uỷ Trung ương chỉ đạo Tổng cục Chính trị và thông qua Tổng cục Chính trị chỉ đạo các Đảng bộ và hệ thống chính uỷ,cơ quan chính trị các cấp tiến hành công tác Đảng, chính trị viên, công tác chính trị nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tổ chức, tư tưởng và đảm bảo đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
– Hệ thống cơ quan chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm Tổng cục Chính trị và các cục, phòng và ban chính trị ở các đơn vị. Nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị là chỉ đạo công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và trực tiếp, thường xuyên là của Quân uỷ Trung ương. Dựa vào căn cứ của nghị quyết, chỉ thị của Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đề xuất với Quân uỷ Trung ương các chủ trương, biện pháp, kế hoạch tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp trong toàn quân thực hiện.
– Ngoài ra, các cơ quan chính trị trong quân đội được tiến hành giáo dục bồi dưỡng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chi bộ trong sạch,chỉ đạo hướng dẫn xây dựng các Đảng bộ, vững mạnh; hướng dẫn các đơn vị đấu tranh với các luận điệu chiến tranh tâm lý; phối hợp với các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc nước nhà.
– Không thể thiếu Chính uỷ, chính trị viên đây là lực lượng cán bộ chủ trì về chính trị ở các cấp. Từ cấp đại đội đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên. Từ cấp trung đoàn cho đến cấp quân khu và tương đương có chính uỷ. Nhiệm vụ của Chính uỷ, chính trị viên chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về toàn bộ các hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong đơn vị; có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức tiến hành các nội dung công tác Đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ đồng thời tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác của đơn vị.
3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng sản Việt Nam:
3.1. Chức năng:
Dựa trên quy định chức năng của Đảng tại Điều 25 Điều lệ Đảng:
– Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp trên mọi mặt; dưới sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh tư tưởng về chính trị và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với tiêu chí vì nước quên thân vì dân phục vụ.
– Đây cũng là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững mạnh, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
– Tổ chức Đảng cộng sản trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam được hoạt động theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam
– Các ban của cấp ủy Đảng thực hiện theo chức năng giúp cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng Đảng và công tác quân chúng trong Quân đội nhân dân và Công an nhân.
3.2. Nhiệm vụ:
Đảng cộng sản Việt Nam, có nhiệm vụ cao cả nhằm góp phần bảo vệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay tại quy định ở điều 26 về nhiệm vụ của Đảng ở Điều lệ Đảng đã khẳng định vai trò quan trọng đối với Đảng như sau:
– Quân uỷ Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, Trong đó gồm: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong và ngoài Quân đội. Đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương.
– Dưới sự nghiên cứ của Quân uỷ Trung ương để đề xuất lên Ban Chấp hành Trung ương về những quyết định và vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo trong mọi mặt của Quân đội nhân dân.
– Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương. Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của câp uỷ Đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.
4. Khen thưởng và kỷ luật Đảng viên, tổ chức Đảng:
4.1. Hình thức khen thưởng Đảng viên, tổ chức Đảng :
Dựa vào Quy định 24-QĐ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2021 hướng dẫn về việc khen thưởng đối với tổ chức Đảng và Đảng viên cụ thể như sau:
– Đối với tổ chức Đảng: Tuyên dương, tặng bằng khen, giấy khen, tặng cờ, tặng thưởng huân huy chương, và các danh hiệu cao quý khác của Đảng và Nhà nước.
– Đối với Đảng viên: Biểu dương, tặng bằng khen, giấy khen, Huy hiệu Đảng qua các năm như: 30 năm, 40 năm, 45 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi Đảng; tặng thưởng huân huy chương và những danh hiệu vinh dự khác của Đảng và Nhà nước.
4.2. Hình thức kỷ luật Đảng viên, tổ chức Đảng:
Tùy thuộc bào tính chất, mức độ vi phạm để xác định hình thức kỷ luật đối với mỗi Đảng viên và tổ chức Đảng. Tuy nhiên trên tinh thần của Quy định 24-QĐ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2021 quy định cụ thể như sau:
– Đối với tổ chức Đảng: Khiển trách tố chức, cảnh cáo, giải tán đối với tổ chức.
– Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách trước mọi người, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng.
– Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo
Thông qua bài viết trên, một phần nào đó đã giúp anh/chị nắm rõ một số quy định liên quan đến vấn đề “ Quy định về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam ”. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn nhanh nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Điều lệ Đảng;
– Quy định số 29-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương;
– Quy định số 59-QĐ/TW về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Quy định 24-QĐ/TW về hướng dẫn về việc khen thưởng đối với tổ chức Đảng và Đảng viên.