Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn luôn đặt dưới sự chi phối của pháp luật, quyền lợi của người lao động sẽ được thực hiện thông qua tổ chức đại diện người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cũng có tổ chức đại diện. Dưới đây là quy định của pháp luật về tổ chức đại diện của người sử dụng lao động.
Mục lục bài viết
1. Quy định về tổ chức đại diện của người sử dụng lao động:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
Hiện nay, Việt Nam cũng đã có tổ chức đại diện của người sử dụng lao động. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam được xem là thành viên chính thức của Tổ chức giới chủ thế giới (có tên viết tắt là IOE) và đồng thời cũng là thành viên của Liên đoàn giới chủ châu Á – Thái Bình Dương (viết tắt là CAPE). Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam có chức năng vô cùng quan trọng, đây được xem là tổ chức đại diện với mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động trên lãnh thổ của Việt Nam trong quan hệ lao động trong nước và quan hệ lao động quốc tế. Nhìn chung, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam có các chức năng cơ bản sau đây:
– Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam thực hiện chức năng đại diện, thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động, xúc tiến mối quan hệ lao động, hài hòa mối quan hệ lao động, cải tiến quan hệ lao động trong nước và quan hệ lao động quốc tế;
– Đại diện cho bên người sử dụng lao động Việt Nam trong cơ chế “tư vấn ba bên” về lao động trong nước, phối hợp với các tổ chức đại diện của người lao động như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ lao động thương binh và xã hội để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động giữa bên người lao động và bên người sử dụng lao động;
– Tạo ra một môi trường lao động thuận lợi, công bằng, văn minh cho sự phát triển của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng giống như một tổ chức đại diện phản ánh đầy đủ ý kiến của người sử dụng lao động về những khó khăn, mâu thuẫn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, trong quá trình thực hiện pháp luật lao động, từ đó bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động;
– Hỗ trợ sự phát triển của các hiệp hội người sử dụng lao động;
– Cung cấp các dịch vụ, đào tạo cho cộng đồng người sử dụng lao động trong nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể bao gồm: Quan hệ lao động, tranh chấp lao động, quan hệ đình công, giải quyết đình công, tiền lương, đào tạo nghề, sức khỏe và an toàn lao động của người lao động, vấn đề phúc lợi xã hội, pháp luật và tiêu chuẩn lao động, quản lý môi trường tại nơi làm việc, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, lao động nữ và trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội tại nơi làm việc, năng suất lao động và trách nhiệm xã hội tại nơi làm việc, phát triển doanh nghiệp, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, bình đẳng giới … và nhiều vấn đề quan trọng khác.
2. Các doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền thành lập tổ chức đại diện người sử dụng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động sẽ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với yêu cầu và điều kiện của bên thuê lại lao động, phù hợp với nội dung trong
– Thông báo cho người lao động biết bán tất cả các nội dung có liên quan trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
– Thông báo cho bên thuê lại lao động biết về sơ yếu lý lịch, thông tin cá nhân của người lao động, yêu cầu cơ bản của người lao động trong quá trình làm việc;
– Đảm bảo nghĩa vụ trả lương cho người lao động thuê lại không được phép thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng một công việc, và các công việc có giá trị tương đương nhau;
– Lập hồ sơ ghi đầy đủ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, định kỳ cần phải thực hiện thủ tục báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về vấn đề cho thuê lại lao động;
– Xử lý kỷ luật lao động đối với những người lao động vi phạm kỷ luật khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động đó do có những hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Theo đó, ngoài các đặc quyền nêu trên, các doanh nghiệp cho thuê lại lao động cũng có những quyền cơ bản của người sử dụng lao động. Quyền cơ bản của người sử dụng lao động hiện nay đang được quy định tại Điều 6 của Bộ luật lao động năm 2019, trong đó có quyền: thành lập, gia nhập, hoạt động trong các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các doanh nghiệp cho thuê lại lao động cũng sẽ có quyền thành lập tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
3. Người sử dụng lao động có quyền thành lập tổ chức đại diện người sử dụng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có các quyền cơ bản sau đây:
– Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành lao động, giám sát lao động, khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm;
– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, trong các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thực hiện thủ tục thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể, tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động, tham gia vào hoạt động đình công, đối thoại và trao đổi với các tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống tinh thần của người lao động và đời sống vật chất của người lao động;
– Có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc và một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh một số quyền nêu trên, người sử dụng lao động cần phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện đầy đủ
– Thiết lập cơ chế đối thoại, thực hiện đầy đủ cơ chế đối thoại, trao đổi với người lao động, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ tại nơi làm việc;
– Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, đào tạo lại nhằm mục đích duy trì, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, tạo điều kiện việc làm cho người lao động;
– Thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình làm việc, xây dựng và thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng chống quay rối tình dục tại nơi làm việc;
– Tham gia vào quá trình phát triển tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia, đánh giá và công nhận kĩ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có quyền thành lập, gia nhập hoặc hoạt động trong các tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Đây được xem là một trong những quyền lợi cơ bản pháp luật ghi nhận đối với người sử dụng lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: