Đồng phục là những bộ trang phục được may giống nhau về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, thiết kế dành cho một tập thể thành viên. Hầu hết học sinh, sinh viên nào cũng cần phải mặc đồng phục trong quá trình đi học để tạo ra tính trang nghiêm và đồng nhất. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tiêu chuẩn đồng phục của học sinh, sinh viên được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tiêu chuẩn đồng phục của học sinh, sinh viên:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đưa ra khái niệm về đồng phục. Theo đó, đồng phục là khái niệm để chỉ trang phục được sử dụng cho tất cả học sinh, sinh viên khi học tập tại một môi trường nhất định, học sinh và sinh viên cần phải mặc đồng phục khi đến trường nhận nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao danh dự, lòng tự hào tự tôn với truyền thống của nhà trường, từ đó thể hiện sự bình đẳng giữa học sinh và sinh viên với nhau, góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnh, tạo ra một nếp sống văn hóa công bằng và văn minh. Đồng phục bao gồm nhiều loại, trong đó có thể kể đến quần đồng màu, áo đồng màu, áo sơ mi, áo khoác, áo dài tay, phù hiệu, giày hoặc dép.
Đồng phục của học sinh, sinh viên cũng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định về tiêu chuẩn đồng phục của học sinh, sinh viên như sau:
(1) Đối với đồng phục mùa hè, tiêu chuẩn bao gồm:
+ Áo sơ mi, quần âu, bộ dài tay truyền thống;
+ Giày, dép có quai hậu;
+ Phù hiệu của trường học được gắn liền ở ngực áo bên trái đồng phục hoặc phù hiệu được gắn ở mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái trong trường hợp đó là học sinh đang học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hiệu gắn ở ngực áo bên trái trong trường hợp đó là học sinh đang học tập tại trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục đại học;
+ Đối với sinh viên nữ, trong trường hợp có sử dụng máy để làm đồng phục thì chiều dài của váy bắt buộc phải vượt qua đầu gối;
+ Trong trường hợp lựa chọn áo dài để trở thành đồng phục cho học sinh, sinh viên thì chỉ được thực hiện đối với sinh viên nữ học tập trong trường trung học phổ thông, sinh viên nữ học tập tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên học tập tại các cơ sở giáo dục đại học.
(2) Đồng phục mùa đông của học sinh, sinh viên cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
+ Áo khoác;
+ Quần âu, váy giống như đồng phục mùa hè đối với sinh viên nữ;
+ Phù hiệu của trường học cần phải được gắn liền ở ngực áo bên trái, phù hiệu cũng có thể được bán tại mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái đối với các học sinh đang học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hiệu cũng có thể được gắn ở ngực áo bên trái trong trường hợp đó là học sinh đang học tập tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, hoặc là sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục đại học.
(3) Ngoài những quy định về mặc đồng phục nêu trên, các ngày còn lại khi đến trường, học sinh và sinh viên bắt buộc phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, cần phải đảm bảo tính trang nghiêm và nghiêm túc của môi trường giáo dục.
2. Nguyên tắc mặc đồng phục của học sinh, sinh viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định về nguyên tắc mặc đồng phục của học sinh và sinh viên. Theo đó, nguyên tắc mặc đồng phục của học sinh và sinh viên bao gồm các nguyên tắc như sau:
(1) Nguyên tắc mặc đồng phục bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:
+ Mặc đồng phục cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giới tính, phù hợp với độ tuổi của học sinh và sinh viên, quá trình mặc đồng phục cần phải đảm bảo bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương nhất định, đồng thời cần phải đảm bảo tính ổn định, thực hiện đầy đủ truyền thống của nhà trường và truyền thống của văn hóa dân tộc Việt Nam;
+ Hoàn toàn phù hợp với điều kiện thời tiết, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh và sinh viên trong quá trình học tập, trong quá trình sinh hoạt ở trường học, cũng như tham gia vào các hoạt động khác trong môi trường học tập;
+ Đảm bảo tiết kiệm, hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương và từng trường hợp khác nhau.
(2) Nguyên tắc mặc lễ phục bao gồm các nguyên tắc cơ bản như sau:
+ Mặc lễ phục cần phải đảm bảo tính thống nhất trong từng trường học và phù hợp với từng ban ngành lãnh đạo khác nhau;
+ Đảm bảo tính thẩm mỹ, đảm bảo tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục;
+ Bảo đảm phân biệt người tốt nghiệp tại các trình độ đào tạo khác nhau, có thể bao gồm trung cấp và đại học;
+ Cần phải đảm bảo tính khoa học, thể hiện đầy đủ nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
(3) Trường hợp được các tổ chức, được các cá nhân trong nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài tài trợ nguồn kinh phí, thì đồng phục và lễ phục cần phải đảm bảo đầy đủ quy định của pháp luật tại Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và đồng thời không được lạm dụng quá trình tài trợ để quảng cáo trái quy định của pháp luật. Đồng thời, khuyến khích học sinh, sinh viên người đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng trang phục của dân tộc mình trong các ngày tết, trong ngày lễ, ngày hội và trong các ngày nhà trường không quy định bắt buộc phải mặc đồng phục.
3. Thay đổi màu sắc đồng phục của học sinh, sinh viên có phải được sự đồng ý của Hội đồng trường không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên, có quy định về trách nhiệm của giám đốc Sở giáo dục và đào tạo. Theo đó, giám đốc Sở giáo dục và đào tạo là chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ hướng dẫn đầy đủ các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của mình tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ quy định tại Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên, bên cạnh đó cần phải chỉ đạo, giám sát kiểm tra quá trình thực hiện mặc đồng phục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý và phụ trách của mình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên, có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó:
- Tùy theo điều kiện khí hậu, tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng miền khác nhau, đồng thời căn cứ vào điều kiện của từng nhà trường khác nhau phải được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, hiệu trưởng nhà trường là chủ thể có thẩm quyền quyết định việc mặc đồng phục của học sinh, quy định cụ thể về kiểu dáng đồng phục, màu sắc đồng phục, số ngày mặc đồng phục trong tuần của học sinh và sinh viên;
- Trong trường hợp có sự thay đổi về màu sắc đồng phục, thay đổi và kiểu dáng của đồng phục, bắt buộc phải được sự đồng ý của hội đồng nhà trường và được sự đồng ý của ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Phụ huynh học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức quá trình may đồng phục, mua đồng phục theo đúng quy định tại Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên, và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo đó thì có thể nói, khi có sự thay đổi kiểu dáng đồng phục, thay đổi màu sắc của đồng phục bắt buộc phải được sự đồng ý của hội đồng nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên.
THAM KHẢO THÊM: