Khi nhân viên làm việc có thành tích, năng suất thì các doanh nghiệp thường đặt ra tiêu chí về thưởng để khuyến khích, động viên họ. Vậy tiền thưởng là gì? Quy định về tiền thưởng cho người lao động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiền thưởng là gì?
Tiền thưởng được hiểu là khoản thù lao bổ sung cho tiền lương để trả cho những yếu tố mới phát sinh trong quá trình lao động ( tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến…) chưa tính đến trong mức lương theo chức danh hoặc theo công việc. Điều 104
“Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Theo quy định tại Điều 104
Riêng vấn đề tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo quy định của Chính phủ nhằm một mặt bảo toàn và phát triển vốn nhà nước , mặt khác tranh tình trạng lợi dụng để tham nhũng, lãng phí, chi tiêu tài chính không hợp lý.
Tiền thường có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động phấn đấu và sáng tạo trong quá trình lao động, bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực trả lương…Trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tiền thưởng như chiến lược để ổn định lực lượng lao động tại chỗ, thu hút người lao dộng giỏi và phát triển về chất lực lượng lao động trong đơn vị , tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2. Tiền thưởng cho lao động trong công ty có phần vốn góp chi phối của nhà nước:
2.1. Đối tượng điều chỉnh:
Nghị định số 53/2016/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng bao gồm:
– Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty (sau đây gọi là người đại diện vốn nhà nước).
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước).
– Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại
2.2. Nguyên tắc quản lý tiền thưởng:
– Tiền thưởng của người lao động, tiền thưởng của thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên và Kế toán trưởng (sau đây gọi chung là người quản lý công ty) gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
– Việc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
2.3. Quy định tiền thưởng của người lao động và người quản lý công ty:
Căn cứ vào lợi nhuận hằng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, các thành viên góp vốn theo quy định của Nhà nước và Điều lệ công ty, công ty xác định tiền thưởng, phúc lợi của người lao động và người quản lý công ty như sau:
Quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện, nếu lợi nhuận thực hiện bằng lợi nhuận kế hoạch. Trường hợp lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch thì được trích thêm quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 20% lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, nhưng tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện.
– Quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động:
a) Lợi nhuận thực hiện bằng kế hoạch thì quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người lao động.
b) Lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch thì ngoài trích quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định tại điểm b nêu trên, công ty được trích thêm bằng 20% phần lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, nhưng tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người lao động.
c) Lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch thì quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người lao động nhân với tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận kế hoạch.
– Quỹ thưởng của người quản lý công ty:
a) Lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì quỹ thưởng của người quản lý công ty tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người quản lý công ty chuyên trách.
b) Lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận kế hoạch thì quỹ thưởng của người quản lý công ty tối đa không quá 01 tháng tiền lương bình quân thực hiện của người quản lý công ty chuyên trách.
– Quỹ thưởng của người quản lý công ty tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương bình quân thực hiện, nếu lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn lợi nhuận kế hoạch. Trường hợp lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận kế hoạch thì tiền thưởng tối đa không quá 01 tháng tiền lương bình quân thực hiện.
– Căn cứ quỹ khen thưởng, phúc lợi, công ty quyết định việc phân bổ quỹ khen thưởng cho người lao động và quỹ phúc lợi (không dùng quỹ khen thưởng để chi thưởng cho người quản lý công ty, trừ khoản thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng) và quỹ phúc lợi để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động (bao gồm cả người quản lý công ty).
3. Tiền thưởng có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Căn cứ quy định về Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 tại điểm 2.3 khoản 2 Điều 6 có nội dung quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
…
2. Tiền lương do đơn vị quyết định…
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của
Như vậy, tiền thưởng không được tính vào tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, cũng như các loại bảo hiểm khác.