Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chính thống ở Việt Nam đã tồn tại, phát triển trong những năm vừa qua, hoạt động ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngày càng trở nên phổ biến. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về khoản tiền ký quỹ của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
1.1. Khái quát về tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
Kinh doanh đa cấp là ngành kinh doanh hiện đại với phương thức kinh doanh đa cấp hay còn gọi là kinh doanh theo mạng đã ra đời và phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 20 và hứa hẹn là ngành nghề kinh doanh triển vọng nhất ở thế kỷ 21. Vì thế trong xã hội Việt Nam hiện đại, các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp đã không còn quá xa lạ đối với người dân. Một trong những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đó là tiền ký quỹ, vấn đề này cũng được pháp luật hiện nay quy định trong những văn bản pháp luật một cách rõ ràng và cụ thể. Căn cứ theo quy định tại
– Tiền ký quỹ là khái niệm để chỉ một khoản tiền dùng trong việc đảm bảo quá trình thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, và nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ có trách nhiệm trong việc mở tài khoản ký quỹ, bên cạnh đó thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng cần phải ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại hoặc một chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ xác nhận bằng văn bản về việc ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó còn có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc phối hợp xác nhận các nội dung liên quan đến văn bản ký quỹ của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ công thương khi có yêu cầu;
– Trường hợp có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc thực hiện đầy đủ các thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ đối với ngân hàng nơi thực hiện hợp đồng ký quỹ;
– Khoản tiền ký quỹ sẽ được ngân hàng phong tỏa trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và chỉ được rút, sử dụng khoản tiền ký quỹ này khi có sự đồng ý của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ công thương theo quy định của pháp luật;
– Ngoài ra thì ngân hàng nơi doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện hoạt động ký quỹ sẽ phải có trách nhiệm quản lý khoản tiền ký quỹ này của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn được hưởng lãi suất dựa trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng, và doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ đó.
1.2. Thủ tục, hồ sơ ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
Bước 1: Khi có nhu cầu thực hiện hoạt động ký quỹ tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặc trên lãnh thổ của Việt Nam, thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ cần phải thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trong nội dung hợp đồng ký quỹ cần phải bao gồm một số nội dung chính, cụ thể như sau:
– Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
– Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng (hoặc chi nhánh ngân hàng) nhận ký quỹ;
– Số tiền ký quỹ, mục đích ký quỹ;
– Lãi suất tiền gửi ký quỹ, hình thức trả lãi tiền ký quỹ, sử dụng tiền ký quỹ;
-Rút tiền ký quỹ, tất toán tài khoản ký quỹ;
– Trách nhiệm của các bên liên quan … và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và thủ tục mở tài khoản ký quỹ theo hướng dẫn của ngân hàng nơi nhận ký quỹ. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiến hành nộp số tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ theo quy định của pháp luật, tương đương 5% vốn điều lệ tuy nhiên không thấp hơn 10 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam.
Bước 3: Sau khi nhận đủ số tiền ký quỹ thì ngân hàng nơi nhận ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp xã tiến hành hoạt động hoạt toán tiền ký quỹ vào tài khoản ngân hàng dưới đơn vị đồng Việt Nam, sau đó đưa giấy xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ và có nhu cầu điều chỉnh số tiền ký quỹ thì ngân hàng nơi nhận ký quỹ và doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động sửa đổi và bổ sung hợp đồng ký quỹ, hoặc ký kết một hợp đồng ký quỹ mới và thực hiện ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật, lãi suất tiền gửi ký quỹ sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp và ngân hàng nhận ký quỹ sao cho phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của các bên, cũng như phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quy định về xử lý khoản tiền đã ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
Nhìn chung thì có thể thể thấy, khi nhận được văn bản của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ công thương yêu cầu xem lại tiền ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để tiến hành hoạt động xử lý theo quy định của pháp luật, căn cứ theo quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sau được sửa đổi bởi nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp), ngân hàng nhận tiền ký quỹ sẽ thực hiện xem lại tiền ký quỹ cho người tham gia bán hàng đa cấp hoặc theo quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật, tuy nhiên doanh nghiệp bán hàng đa cấp này không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật đối với người tham gia bán hàng đa cấp, và có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về việc xử lý các tranh chấp giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với những chủ thể tham gia hoạt động bán hàng đa cấp có liên quan đến các nhiệm vụ đó;
– Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật, tuy nhiên doanh nghiệp bán hàng đa cấp này lại không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực và trong hoạt động bán hàng đa cấp đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đối với trường hợp số tiền trên tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp không đủ để sử dụng vào mục đích chi trả theo yêu cầu trong văn bản của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ công thương, thì ngân hàng nhận ký quỹ phải có văn bản thông báo cho chủ thể là Bộ công thương, cụ thể là Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng biết và tiến hành những hoạt động cần thiết với mục đích xử lý theo văn bản phản hồi của Bộ công thương.
3. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với việc ký quỹ:
Thứ nhất, trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong việc ký quỹ. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ cần phải thực hiện một số trách nhiệm cụ thể sau đây:
– Doanh nghiệp thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp có trách nhiệm trong việc mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ tuy nhiên không được thấp hơn 10 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại hoặc một chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặc trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Trong trường hợp thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ thì khi đó doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ đối với ngân hàng nơi nhận ký quỹ.
Thứ hai, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần phải có nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp, đó là các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp, bao gồm một số nghĩa vụ như trả thưởng theo kế hoạch trả thưởng, nghĩa vụ mua lại hàng hóa nếu như người tham gia trả lại hàng theo đúng quy định của pháp luật, nghĩa vụ trả lại tiền theo quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (sau được sửa đổi bởi nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp).
Thứ ba, bên cạnh đó thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng có một số quyền lợi nhất định trong việc ký quỹ. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ được hoàn lại trên khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng và được phép rút tiền lãi từ khoản tiền ký quỹ đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– Nghị định 18/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.