Quy định về khu phi thuế quan. Quy định về thuế xuất khi xuất hàng hóa vào khu phi thuế quan. Thủ tục đưa hàng hóa vào khu phi thuế quan.
Khu phi thuế quan được coi là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Việc giao dịch hàng hóa ra vào khu phi thuế quan sẽ chịu sự điều chỉnh và áp dụng các mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau. Vậy quy định của pháp luật về thuế suất khi xuất hàng hóa vào khu phi thuế quan như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định về khu phi thuế quan:
Khu phi thuế quan theo quy định tại Nghị định 100/2009/QĐ-TTg được hiểu là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài một cách nghiêm ngặt thông qua hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
Trong đó, ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Khu phi thuế quan bao gồm:
– Doanh nghiệp chế xuất.
– Khu chế xuất.
– Kho bảo thuế.
– Kho ngoại quan.
– Khu bảo thuế.
– Khu kinh tế thương mại đặc biệt.
– Khu thương mại – công nghiệp.
– Ngoài ra là các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khu phi thuế quan tiến hành thực hiện các hoạt động sau:
– Hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và tiến hành thực hiện các hoạt động khác theo quy định của
– Các hoạt động liên quan đến sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
Những đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan gồm thương nhân Việt Nam; các nhà đầu tư tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư; các chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam; Các chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
2. Quy định về thuế xuất khi xuất hàng hóa vào khu phi thuế quan:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế bao gồm hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan là vùng kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam và được thành lập theo quy định của pháp luật, cơ chế giám sát chặt chẽ bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Mức thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ: thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
– Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ:
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định tại
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ: áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP; kèm theo các văn bản bổ sung thay thế nếu có.
+ Trường hợp hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
+ Trường hợp hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thì sẽ áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.
+ Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; mặt hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc và không đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước: được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường.
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thuộc Danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định về Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.
3. Thủ tục đưa hàng hóa vào khu phi thuế quan:
Bước 1: Thực hiện kê khai hải quan:
Trường hợp đưa hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, người khai hải quan phải khai trên tờ khai hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục hải quan quản lý khu phi thuế quan, khai thuộc đối tượng không chịu thuế (trừ mặt hàng không được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng nhập khẩu).
Việc thực hiện khai này tiến hành trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc qua Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến.
Hồ sơ kê khai gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
– Tờ khai trị giá.
– Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán.
– Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.
– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
– Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất/ Giấy phép tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra:
Cơ quan Hải quan sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ sẽ phải thực hiện việc kiểm tra hồ sơ hải quan theo quy định.
Bước 3: Xử lý yêu cầu:
– Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan.
– Thời gian giải quyết:
+ Thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
+ Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
Nếu như hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp hàng hóa có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì được phép gia hạn thời gian tối đa không quá là 02 ngày.