Phương thức thuê tàu định hạn? Hợp đồng thuê tàu định hạn?
Thuê tàu là một trong các phương thức được giao dịch khá phổ biến hiện nay. Hình thức thuê tàu được thể hiện dưới các hình thức khác nhau, trong đó có hình thức thuê tàu định hạn. Đây là phương thức thuê tàu quan trọng có những đặc điểm riêng biệt. Vậy phương thức thuê tàu định hạn này được quy định như thế nào trong luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ quy định về thuê tàu định hạn và hợp đồng thuê tàu định hạn.
Luật sư
1. Phương thức thuê tàu định hạn
Tại Khoản 1 Điều 220
Thuê tàu định hạn hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người thuê toàn bộ con tàu, bao gồm cả một thuyền bộ (thuyền trưởng và tập thể thủy thủ), để kinh doanh chuyên chở hành hóa trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu.
Phương thức thuê tàu này có đặc điểm:
Thứ nhất, người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong một thời gian nhất định. Người thuê tàu phải tìm hàng hóa để chuyên chở trong thời gian thuế.
Thứ hai, văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp đồng thuê tàu định hạn. Hợp đồng thuê tàu định hạn mang tính chất là một hợp đồng thuê tài sản được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu, quy định những nội dung: tên chủ tàu, người thuê tàu, tên tàu, trọng tải, dung tích đăng ký, dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu, thời gian và địa điểm giao tàu, trả tàu, thời gian thuê, vùng biển được phép kinh doanh, tiền thuê, phân chia một số chi phí hoạt động của tàu như: nhiên liệu, nước ngọt…
Thứ ba, người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê, chứ không phải tiền cước. Tiền thuê tàu được tính theo ngày hoặc tháng cho toàn bộ tàu hoặc theo một đơn vị trọng tải hay dung tích của tàu. Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu còn phải chịu các chi phí hoạt động của con tàu như: nhiên liệu, nước ngọt, căng phí, đại lý phí, hoa hồng môi giới, vật liệu chèn lót…
Thứ tư, chủ tàu không đóng vai trò là người vận chuyển. Khi đi chở thuê theo chuyến thì người thuê tàu sẽ đóng vai trò là người vận chuyển, chứ không phải là chủ tàu.
Có thể thuê tàu định hạn theo các hình thức sau:
– Thuê toàn bộ: tức là thuê toàn bộ con tàu cùng thuyền bộ ( thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ ). Trong hình thức này có hai cách:
Thuê theo thời hạn: tức là thuê tàu trong một thời gian, có thể là sáu tháng, một năm, nhiều năm…
Thuê định hạn chuyển: tức là thuê kiểu định hạn, nhưng chỉ một chuyến.
– Thuê định hạn trơn: Chủ tàu cho người thuê tàu thuế con tàu mà không có thuyền bộ. Trong trường hợp này, người thuê tàu phải biên chế một thuyền bộ mới có thể khai thác con tàu được.
2. Hợp đồng thuê tàu định hạn
Hợp đồng thuê tàu định hạn chính là hợp đồng thuê tàu, là sự thỏa thuận giữa chủ tàu và người thuê tàu, chủ tàu sẽ chuyển quyền sử dụng tàu cho người thuê tàu trong một thời gian nhất định, người thuê tàu sử dụng tàu theo mục đích các bên đã thỏa thuận và có nghĩa vụ trả tiền thuê cho chủ tàu theo thỏa thuận. Đối tượng của hợp đồng này đó chính là một tàu cụ thể và thuyền bộ.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 220 Bộ luật Hàng hải năm 2015, thì hợp đồng thuê tàu định hạn phải được thể hiện bằng văn bản và phải có các nội dung cơ bản sau: Tên chủ tàu, tên người thuê tàu; Tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải, công suất máy, dung tích, tốc độ và mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu; Vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng, thời hạn hợp đồng; Thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu; Tiền thuê tàu, phương thức thanh toán; ngoài ra có thể có các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên.
Mang bản chất là hợp đồng thuê tài sản, nên hợp đồng thuê tàu định hạn cũng là hợp đồng song vụ, cả hai bên đều có các quyền và nghĩa vụ với nhau. Khi cho thuê tàu định hạn, thì chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, việc giao tàu này phải đảm bảo đúng địa điểm, thời điểm đồng thời tình trạng của tàu khi được giao phải tương ứng với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử dụng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Cần lưu ý rằng trạng thái an toàn kỹ thuật và dự trự này không chỉ được đánh giá ở thời điểm giao mà nó phải được duy trì trạng thái đó trong suốt thời gian thuê tàu.
Và không dừng lại ở việc giao tàu, do đối tượng của hợp đồng thuê tàu định hạn này còn bao gồm cả thuyền bộ nên chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu cho người thuê tàu mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó, đồng thời chủ tàu cũng có nghĩa vụ trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.
Tương ứng với các nghĩa vụ của chủ sở hữu tàu đó chính là các quyền của người thuê tàu định hạn. Khi hợp đồng thuê tàu có định hạn được xác lập, thì người thuê tàu có quyền sử dụng tàu theo mục đích mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Do vậy, trong quá trình sử dụng tàu cho thuê, thì người thuê tàu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý theo sự thỏa thuận của các bên trước đó. Mục đích sử dụng này không bị giới hạn, tuy nhiên phải đảm bảo mục đích này phải tuân thủ pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Ngoài khu vực chuyên dùng thì người thuê tàu không có quyền sử dụng khu vực khác ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý khi không có sự đồng ý của chủ tàu, nếu chủ tàu đồng ý thì người thuê tàu vẫn được sử dụng các khu vực chuyên dùng này.
Bên cạnh việc hưởng những quyền thì người thuê tàu định hạn cũng có một số nghĩa vụ cơ bản được Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định tại Điều 223. Cụ thể thì trong thời hạn thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu như thuê tàu với mục đích vận chuyển hàng hóa thì phải sử dụng tàu vào mục đích đó mà không được sử dụng vào mục đích vận chuyển hành khách. Đồng thời, người thuê tàu định phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu.
Như ở trên đã nhấn mạnh, khi sử dụng tàu thuê, thì người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý, tuy nhiên việc vận chuyển này phải là hợp pháp. Ví dụ như trong trường hợp thuê tàu để vận chuyển hàng hóa mà người thuê tàu lại sử dụng vào mục đích vận chuyển ma túy hoặc hàng lậu thì khi đó việc vận chuyển này là hoàn toàn không hợp pháp.
Sau khi hết hạn cho thuê tàu theo hợp đồng, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu theo đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trạng thái kỹ thuật ở đây trừ đi những trạng thái hao mòn tự nhiên của tàu.
Một đặc điểm cần lưu ý trong hợp đồng định hạn đó chính là mối quan hệ giữa chủ tàu, người thuê tàu và thuyền bộ của tàu trong thời hạn thuê tàu định hạn. Trong thời gian tàu cho thuê định hạn, thuyền trưởng và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu vẫn thuộc quyền quản lý về lao động của chủ tàu, tức
Trong hoạt động khai thác tàu, di chuyển, vận hành tàu thì thuyền trưởng là người đại diện của người thuê tàu và phải thực hiện các chỉ thị của người thuê tàu phù hợp với hợp đồng thuê tàu định hạn. (Khoản 2 Điều 224 Bộ luật hàng hải năm 2015). Khi đó thuyền trưởng và sĩ quan, thủy thủ điều khiển con tàu đặt dưới sự điều hành của người đi thuê tàu. Tất cả các chi phí có liên quan tới việc kinh doanh khai thác tàu (trừ lương thuyên viên) đều thuộc về người đi thuê tàu. Người đi thuê tàu thực hiện chức năng của một người chuyên chở. Và chủ tàu chịu trách nhiệm liên đới với người thuê tàu về việc thuyền trưởng thực hiện quyền hạn, quy định này xuất phát do chủ tàu vẫn là người sử dụng lao động trong hợp đồng mà họ ký kết với thuyền trưởng, nên họ vẫn có trách nhiệm dù không là người trực tiếp ra chỉ thị cho thuyền trưởng còn người thuê tàu là đương nhiên phải chịu trách nhiệm do họ chính là chủ thể ra chỉ thị. Tuy nhiên, trường hợp này cũng có ngoại lệ khi thuyền trưởng đã ghi rõ trong cam kết của mình là thực hiện quyền hạn đó nhân danh người thuê tàu, nói cách khác đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm của thuyền trưởng.