Hiện nay, các trường mầm non sẽ có quyền thuê nhân viên nấu ăn để đảm bảo an toàn và chế độ ăn uống cho trẻ. Họ sẽ được ký hợp đồng lao đồng lao động Vậy quy định về thuê nhân viên nấu ăn trong trường mầm non như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thuê nhân viên nấu ăn trong trường mầm non:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về lao động hợp đồng trong cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:
– Đối với các vị trí nấu ăn trường mẫu giáo: Trường mẫu giáo có tổ chức bán trú thì sẽ được
– Đối với vị trí bảo vệ: Căn cứ vào điều kiện kinh phí, nhu cầu trường mẫu giáo ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tuy nhiên không vượt quá 02 người.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì đối với trường mầm non việc xác định nhân viên nấu ăn sẽ phụ thuộc vào số lượng học sinh đang theo học tại trường. Cứ 35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo thì sẽ được ký 01 lao động hợp đồng để bố trí vào vị trí nấu ăn.
2. Chế độ đối với lao động hợp đồng làm nhân viên nấu ăn tại trường mầm non:
Xin chào Luật sư. Tôi là Nga năm nay tôi 43 tuổi hiện tại đang nấu ăn cho một trường mầm non tại Hà Tĩnh. Tôi có ký hợp đồng làm nhân viên nấu ăn cho trường mầm non được 3 tháng rồi và bây giờ tôi có một chút thắc mắc. Tôi muốn hỏi Luật sư về chế độ cho nhân viên lao động hợp đồng của nhân viên nấu ăn tại trường như thế nào? Rất mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào chị, cảm ơn chị Nga đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong nghề chúng tôi gửi chị câu trả lời sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 09/4/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định chế độ đối với lao động hợp đồng làm nhân viên nấu ăn trong các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã quy định:
Các chế độ được hưởng (áp dụng đối với người đã làm công việc nấu ăn và được hợp đồng không xác định thời hạn):
– Được hợp đồng lao động theo quy định tại
– Nhân viên trường mầm non sẽ được hưởng tiền lương theo nhóm ngạch nhân viên kỹ thuật (01.007) thuộc bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước (bảng lương số 4 ban hành kèm theo
– Được thực hiện việc điều chỉnh mức lương khi chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lương mới do cải cách chính sách tiền lương.
– Được thực hiện đối với các chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ và các quy định của Thành phố.
– Được tham gia học tập, bồi dưỡng về chuyên môn theo yêu cầu của nhà trường.
– Được tham gia đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
– Nếu được cơ quan cử đi nước ngoài thì sẽ được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
– Khi thôi việc bởi một trong các lý do: không đủ sức khỏe để làm nhiệm vụ; hết tuổi lao động; đơn vị không còn chỉ tiêu định mức hợp đồng để tiếp tục ký hợp đồng lao động; liên tục 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ công tác; không đạt đủ tiêu chuẩn mà phải thanh lý, chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động; thì căn cứ vào thời gian công tác, nhân viên hợp đồng được giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc theo quy định hiện hành của Nhà nước như đối với viên chức trong biên chế.
3. Bố trí số lượng người làm việc trong trường mẫu giáo theo định mức thế nào?
Tại quy định ở Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về số lượng người làm việc trong trường mẫu giáo như sau:
– Hiệu trưởng: Mỗi trường mẫu giáo sẽ có 01 Hiệu trưởng
– Phó hiệu trưởng:
+ Trường mẫu giáo mà có dưới 09 nhóm, lớp đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc có dưới 06 nhóm, lớp đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 01 Phó Hiệu trưởng;
+ Trường mẫu giáo mà có 09 nhóm, lớp trở lên đối với vùng trung du, đồng bằng, thành phố hoặc có 06 nhóm, lớp trở lên đối với vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 02 Phó Hiệu trưởng.
+ Trường mẫu giáo có từ 05 điểm trường trở lên có thể bố trí thêm 01 Phó Hiệu trưởng.
– Giáo viên mầm non:
Những nơi bố trí đủ số trẻ tối đa theo lớp mẫu giáo theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV thì định mức giáo viên mầm non được xác định như sau:
+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: Bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: Bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp.
Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo lớp mẫu giáo thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của lớp mẫu giáo, cụ thể:
+ Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ có độ tuổi từ 3 – 4 tuổi hoặc 14 trẻ có độ tuổi từ 4 – 5 tuổi hoặc 16 trẻ có độ tuổi từ 5 – 6 tuổi;
+ Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 giáo viên sẽ nuôi dạy 21 trẻ có độ tuổi từ 3 – 4 tuổi hoặc 25 trẻ có độ tuổi từ 4 – 5 tuổi hoặc 29 trẻ có độ tuổi từ 5 – 6 tuổi.
– Kế toán, văn thư, y tế và thủ quỹ:
Căn cứ về khối lượng công việc thực tế, nhu cầu và vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trường mẫu giáo xác định số lượng người làm việc tối đa không vượt quá 02 người để thực hiện nhiệm vụ về kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
– Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
THAM KHẢO THÊM: