Nghĩa vụ dân sự thay thế được là gì? Quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được?
Trong cuộc sống hiện tại thì trong việc giao kết các hợp đồng dân sự thì một bên trong hợp đồng thực hiện quyền thì tương ứng với bẩn kia phải thực hiện nghĩa vụ tương đương, và người lại trong quá trình tham gia vào hợp đồng dân sự. Chính vì vậy mà để đảm bảo việc các bên tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình mà pháp luật dân sự năm 2015 đã quy định và nêu rõ quyền và nghĩa vụ dân sự có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể dân sự. Bên cạnh đó, để hợp đồng dân sự sau khi giao kết không bị thiệt hại thì pháp luật cũng có quy định về việc khi tham gia các giao dịch dân sự, đòi hỏi các bên phải tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục và hạn chế thiệt hại.
Do đó, khi có căn cứ xác lập một giao dịch dân sự thì quyền và nghĩa vụ của các bên giao dịch cũng phát sinh. Tuy nhiên, trong
Cơ sở pháp lý:
1. Nghĩa vụ dân sự thay thế được là gì?
Trên cơ sở quy định tại Điều 274
Từ những quy định của pháp luật hiện hành thì có thể nhận biết rằng nghĩa vụ phát sinh từ việc các bên thực hiện việc giao kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng có hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền, chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật., các bên trong hợp đồng giao kết có gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
Nghĩa vụ dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật; do đặc điểm của đối tượng và đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của
Ngoài ra thì nghĩa vụ dân sự còn được biết đến dưới góc độ pháp lý là việc mà theo quy định của pháp luật, một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm hoặc không được làm vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm. Chỉ những tài sản có thể đem giao dịch và những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Từ những quy định về nghĩa vụ và nghĩa vụ dân sự được nêu ở trên theo như quy định của pháp luật hiện hành thì bên cạnh đó khái niệm về nghĩa vụ dân sự thay thế được cũng được quy định theo quy định tại Điều 286 Bộ luật dân sự 2015 về thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được như sau: “Nghĩa vụ dân sự thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ dân sự đó”.
Từ quy định trên thì thay thế nghĩa vụ xuất hiện khi các bên có thỏa thuận, do đó, bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác. Loại nghĩa vụ này được pháp luật ghi nhận trước hết thể hiện được sự tôn trọng ý chí thỏa thuận của các bên. Bên cạnh đó còn thể hiện được tính chất linh hoạt phù hợp với các loại quan hệ dân sự. Từ đó mà đã tạo điều kiện để các bên chủ thể thực hiện được cách tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế được
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi hậu quả pháp lý của việc thay thế nghĩa vụ dân sự? Tại sao nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín lại không thay thế được. Giải thích nguyên nhân cụ thể cho em!
Luật sư tư vấn:
Trên cơ sở quy định tại Điều 377 Bộ luật dân sự 2015 về chấm dứt nghĩa vụ dân sự do được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác như sau:
“Điều 377. Chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác
1. Trường hợp các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt.
2. Nghĩa vụ cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thỏa thuận trước.
3. Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác”.
Từ quy định của pháp luật hiện hành được nêu ở trên thì có thể thấy được hậu quả pháp lý có thể lường trước được của việc thay thế nghĩa vụ dân sự:
Một là, Khi một trong hai bên tham gia vào việc giao kết hợp đồng mà thực hiện việc thay thế nghĩa vụ dân sự ban đầu bằng nghĩa vụ dân sự khác thì nghĩa vụ dân sự ban đầu chấm dứt. Bên cạnh đó thì pháp luật Dân sự hiện hành cũng có quy định để các bên trong hợp đồng dân sự thực hiện việc thay thế nghĩa vụ dân sự đã được xác lập bằng một nghĩa vụ dân sự mới, thì điều trước tiên là nghĩa vụ dân sự đó phải là nghĩa vụ thay thế được.
Hai là, Khi một trong hai bên tham gia vào việc giao kết hợp đồng mà bên có quyền chấp thuận việc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ mới thay thế cho nghĩa vụ đã thỏa thuận thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt, nghĩa vụ dân sự mới phát sinh.
Ba là, Trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự của các bên có quyền và nghĩa vụ mà nghĩa vụ dân sự cũng chấm dứt nếu người có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc cũ mặc dù không có thỏa thuận của hai bên.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp để bảo đảm mục đích của nghĩa vụ hoặc bảo đảm cuộc sống của bên có quyền, pháp luật quy định không được thay thế việc thực hiện nghĩa vụ này bằng việc thực hiện nghĩa vụ dân sự khác. Nếu hai bên có thỏa thuận thì thỏa thuận đó không có hiệu lực pháp luật, nghĩa vụ dân sự cũ cũng không vì thề mà chấm dứt. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 377 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác.”
Từ quy định nêu ở trên có thể thấy rằng, nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín không thay thế được bởi được quy định này dẫn chiếu phải thực hiện theo như quy định tại Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015
– Thứ nhất, theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền nhân thân như sau: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Trong quy định của Bộ luật này thì có quy định về khai niệm của quyền nhân thân là: “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Việc xâm phạm đến quyền nhân thân không những gây cản trở cho việc thực hiện quyền dân sự của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến trật tự pháp lý của xã hội”.
– Thứ hai, nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín được xác định dưới góc độ pháp lý là các nghĩa vụ gắn liền với nhân thân không thể chuyển giao cho người khác được. Bên cạnh đó thì việc bảo vệ quyền nhân thân khi bị xâm phạm phải do chính người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân thực hiện do việc bồi thường thiệt hại, khắc phục thiệt hại về cơ bản không thể tính toán cụ thể được nó chỉ mang tính tương đối, vì vậy không thể chuyển giao cho người khác.