Giấy phép và chứng chỉ CITES được xem là loại giấy tờ được cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật. Vậy, quy định về thủ tục cấp giấy phép và chứng chỉ CITES được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thủ tục xin cấp giấy phép, chứng chỉ CITES:
Để được cấp giấy phép và chứng chỉ CITES thì cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép và xin cấp chứng chỉ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì có thể nói, giấy phép CITES và chứng chỉ CITES được coi là loại giấy tờ và văn bản do cơ quan có thẩm quyền đó là Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật trong quá trình xuất nhập khẩu, hoặc trong quá trình tái xuất khẩu, nhập nội từ biển các loại mẫu vật động vật và thực vật được quy định cụ thể tại Phụ lục của công ước CITES. Giấy phép do cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu các loại mẫu vật của các loài động thực vật cấp quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thủ tục xin cấp giấy phép CITES và cấp chứng chỉ CITES sẽ cần phải thực hiện các giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể muốn xin cấp giấy phép và chứng chỉ CITES sẽ cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép và chứng chỉnh CITES sẽ được phân tích cụ thể trong phần dưới đây. Thành phần hồ sơ đóng vai trò vô cùng quan trọng để rút ngắn thời gian trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Các tổ chức và cá nhân trong trường hợp này sẽ cần phải nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tại văn thư của Tổng cục lâm nghiệp hoặc Cơ quan đại diện cơ quan quản lý CITES Việt Nam trên lãnh thổ của Việt Nam.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ không đầy đủ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông báo và yêu cầu các chủ thể nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Chậm nhất là trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ phải hoàn thành hoạt động thẩm định và cấp giấy phép chứng chỉ CITES cho các chủ thể nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ phải cho xác nhận và thẩm định theo quy định của pháp luật, trong trường hợp hồ sơ cần phải thực hiện thủ tục tư vấn của Ban thư ký CITES quốc tế hoặc cơ quan khoa học CITES, cơ quan quản lý CITES của các nước thành viên và các cơ quan khác có liên quan theo quy định của pháp luật thì trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ phải thông báo cho các tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ đó biết theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp từ chối thì cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ cần phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy phép và cấp chứng chỉ CITES cho các chủ thể nộp hồ sơ.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép, chứng chỉ CITES:
Trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép và chứng chỉ CITES tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích nêu trên, thì cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp), cần phải chuẩn bị các loại tài liệu và giấy tờ sau đây trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép và chính trị CITES:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép và cấp chứng chỉ CITES theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bàn giao tài liệu chuẩn bị mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp căn cứ theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp xuất khẩu hoặc trong trường hợp tái xuất khẩu mẫu vật không xuất phát từ mục đích thương mại nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cho hoạt động quan hệ ngoại giao, thì ngoài thành phần hồ sơ theo những phân tích nêu trên, các chủ thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép cần phải nộp thêm bản sao của giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quý hiếm, bản sao của bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, các văn bản xác nhận quà biếu hoặc quà tặng ngoại giao do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp phục vụ cho quan hệ ngoại giao;
– Trong trường hợp xuất khẩu hoặc trong trường hợp tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ cho hoạt động triển lãm, phục vụ cho quá trình biểu diễn xiếc, thì các đối tượng thực hiện thủ tục xin cấp giấy cấp và chứng chỉ CITES sẽ cần phải nộp thêm bản sao quyết định cử đi tham gia hoạt động triển lãm, bản sao của quyết định cử đi tham gia hoạt động biểu diễn xiếc trên lãnh thổ của nước ngoài được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc giấy mời tham dự của các tổ chức nước ngoài, bản sao của giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu đối với các loại mẫu vật thuộc danh mục quý hiếm;
– Trong trường hợp xuất khẩu, trong trường hợp tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn, thì ngoài các thành phần giấy tờ nêu trên các đối tượng xin cấp giấy phép và chứng chỉ CITES cần phải nộp thêm bản sao của hồ sơ gốc, thể hiện nguồn gốc hợp pháp của các loại mẫu vật, bản sao giấy phép chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước liên quan cung cấp;
– Trong trường hợp tái xuất khẩu và tái nhập khẩu mẫu vật tiền công ước, thì ngoài thành phần hồ sơ theo như phân tích nêu trên, các chủ thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép và chứng chỉ CITES cần phải nộp thêm bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền công ước, hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu đối với trường hợp tái xuất khẩu các loại mẫu vật quý hiếm.
3. Những nội dung cơ bản trên giấy phép, chứng chỉ CITES:
Giấy phép CITES và chứng chỉ CITES là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích nêu trên. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp), có thể kể đến một số quy định chính được ghi nhận trong giấy phép và chứng chỉ CITES như sau:
– Giấy phép CITES được quy định áp dụng cho việc xuất khẩu và nhập khẩu, quy định cho việc tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu nội từ biển mẫu của các loài động thực vật hoang dã đã có nguy cơ bị tuyệt chủng vô cùng quý hiếm theo quy định của pháp luật, cùng với các loài động thực vật rừng đã có nguy cơ rất quý hiếm và cần được bảo vệ;
– Trong giấy phép CITES sẽ phải thể hiện đầy đủ nội dung về thông tin và tem dán CITES hoặc mã vạch, chữ ký cùng với đóng dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
– Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm đã được quy định áp dụng cho những mẫu vật lưu niệm phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật, chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải ghi đầy đủ thông tin cơ bản của các động thực vật lưu niệm, phải có đầy đủ chữ ký và họ tên của chủ sở hữu cơ sở nuôi trồng;
– Chứng chỉ mẫu và tiền công ước sẽ được áp dụng cho các mẫu và tiền công ước theo quy định của pháp luật, thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép và chứng chỉ xuất khẩu CITES được xác định là 06 tháng, còn thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu sẽ là 12 tháng được tính kể từ ngày cấp;
– Giấy phép và chứng chỉ CITES chỉ được cấp một lần duy nhất và nó sẽ luôn luôn đi kèm với các lô hàng vào mẫu vật CITES đó;
– Cơ quan cấp giấy phép CITES và chứng chỉ mẫu vật CITES tiền công ước được xác định chính là cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ sở chế biến và kinh doanh sẽ trực tiếp cấp chứng chỉ CITES mẫu vật lưu niệm theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
– Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.