Khái quát chung về quảng cáo thương mại? Quy định về thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại?
Quảng cáo đang dần phá triển và là hoạt động không thể thiếu với bất kì hoạt động kinh doanh nào. Hiện nay, chúng ta nhận thấy quảng cáo đóng một vai trò vô cùng quan trọng và to lớn với nền kinh tế. Quảng cáo không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn đóng góp phần phàn không nhỏ cho sự phát triển chung của xã hội và có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về những lĩnh vực quảng cáo. Một trong số đó là hoạt động quảng cáo thương mại. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về quảng cáo thương mại:
1.1. Quảng cáo thương mại là gì?
Quảng cáo thương mại được hiểu là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm mục đích để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.
Như vậy, ta nhận thấy, quảng cáo thương mại được hiểu là một loại hoạt động quảng cáo, có nội dung quảng bá về thương nhân và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của thương nhân. Đây cũng là cơ sở cho phép áp dụng các quy định quáng cáo nói chung và các quy định về quảng cáo thương mại nói riêng đối với hoạt động quảng cáo thương mại do các thương nhân thực hiện.
Hiên nay, với sự phát triển nhanh chóng của mình thì hoạt động quảng cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cho công chúng những thông tin cần thiết về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường qua đó thúc đẩy công việc kinh doanh của thương nhân. Chính vì thế mà việc tìm hiểu quy định về hoạt động quảng cáo thương mại là vô cùng cần thiết để các chủ thể đảm bảo quyền lợi của mình.
1.2. Đặc điểm quảng cáo thương mại:
Quảng cáo thương mại có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Về chủ thể: Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại theo quy định pháp luật là thương nhân. Các chủ thể này thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận.
– Tổ chức thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc cũng có thể thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ.
– Cách thức xúc tiến thương mại: Thương nhân sẽ sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng. Đó có thể là thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa, dịch vụ cần giới thiệu. Và được truyền tải đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm hay các phương tiện khác không được trái quy định pháp luật.
– Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại: Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại đó là nhằm để giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân trên thị trường.
1.3. Chủ thể quảng cáo và chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại:
Chủ thể quảng cáo thương mại bao gồm các đối tượng sau đây:
– Người quảng cáo:
Người quảng cáo có thể là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình.
– Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo:
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo của thương nhân bao gồm các đối tượng sau đây:
– Người phát hành quảng cáo:
Các chủ thể là người phát hành quảng cáo có thể là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng.
Bao gồm các chủ thể sau: cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao; tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
– Người cho thuê phương tiện quảng cáo:
Các chủ thể là người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là tổ chức, cá nhân sở hữu phương tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Nhưng các chủ thể này đều có quyền lựa chọn khách hàng (người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo) cho mình. Đồng thời họ sẽ thu tiền từ việc cho thuê phương tiện để quảng cáo theo thỏa thuận trong hợp đồng.
– Người tiếp nhận quảng cáo:
Các chủ thể là người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo. Đây không phải là chủ thể tham gia thực hiện quảng cáo mà là chủ thể chịu tác động, ảnh hưởng lớn từ hoạt động quảng cáo.
– Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo:
Các chủ thể là người chuyển tải sản phẩm quảng cáo được hiểu là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.
Theo quy định pháp luật quảng cáo hiện hành, các chủ thể là người chuyển tải sản phẩm quảng cáo sẽ được xem như một phương tiện quảng cáo chứ không phải là một chủ thể tổ chức thực hiện quảng cáo.
2. Quy định về thủ tục thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại:
Thủ tục hành chính không thuận lợi luôn được coi là “rào cản” hạn chế phát triển đối với các hoạt động thương mại nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng. Nhiều năm qua, thực trạng vi phạm pháp luật về quảng cáo ở Việt Nam có một phần nguyên nhân từ thủ tục hành chính phức tạp với nhiều đầu mối được phân cấp thẩm quyền quản lí theo kiểu “chia việc”, thiếu cơ sở khoa học và không xuất phát từ lợi ích của người quảng cáo.
Có thể thấy trong
+ Nên phân cấp mạnh thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo cho các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương. Hiện tại, Bộ văn hoá, thể thao và du lịch, Bộ thông tin và truyền thông đang giữ thẩm quyền thẩm định và trực tiếp cấp nhiều loại giấy phép hoạt động quảng cáo, như giấy phép mở chi nhánh quảng cáo của thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo, thẩm định dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo theo yêu cầu của Bộ kế hoạch và đầu tư, cấp giấy phép hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng máy tính và xuất bản phẩm. Các quy định này là không phù hợp với Luật đầu tư năm 2014 bởi lẽ theo quy định của pháp luật về đầu tư hiện hành đã thực hiện phân cấp mạnh cho các cơ quan quản lí nhà nước cấp tỉnh, theo đó, rất nhiều các dự án đầu tư được làm thủ tục cấp phép tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Phù hợp với xu hướng đổi mới này, pháp luật quảng cáo nên chuyển giao thẩm quyền quản lí nhà nước, đặc biệt là thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo cho các cơ quan quản lí nhà nước cấp tỉnh. Cụ thể là: Sở thông tin và truyền thông sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quảng cáo đối với quảng cáo trên báo chí, xuất bản phẩm ở địa phương và các hoạt động quảng cáo khác ở địa phương (trường hợp phân cấp lại thẩm quyền quản lí nhà nước theo đề xuất đã phân tích).
+ Cần đơn giản hoá thủ tục hành chính và giảm đầu mối thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động quảng cáo. Pháp luật hiện hành quy định một thủ tục xin cấp “giấy phép quảng cáo”, với đặc trưng của cơ chế “xin – cho”. Quy định này không tương thích với chủ trương và tư duy cải cách thủ tục hành chính đã được áp dụng thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong thời gian gần đây. Sự phức tạp trong thủ tục hành chính cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sự “xé rào phạm luật” của người quảng cáo. Để tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật, pháp luật quảng cáo nên xây dựng thủ tục cấp phép quảng cáo theo hướng đơn giản hoá và có sự phân loại, dựa theo tính chất đơn giản hay phức tạp của từng vụ việc, với hai thủ tục là:
– Thủ tục đăng kí hoạt động quảng cáo.
– Thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận hoạt động quảng cáo (áp dụng đối với những hoạt động quảng cáo phức tạp, cần ý kiến thẩm định của nhiều cơ quan khác nhau).
Ngoài ra, thủ tục “một cửa” cũng cần được luật hoá, góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người hoạt động quảng cáo ở Việt Nam.