Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện, tuy nhiên các tranh chấp sở hữu trí tuệ và thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ:
Thời hiệu khởi kiện là một trong những vấn đề rất quan trọng cần phải lưu ý. Thời hiệu khởi kiện được xác định là thời hạn mà các chủ thể sẽ được quyền khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết vụ án dân sự để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi nhận thấy quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi các chủ thể khác trái quy định của pháp luật, nếu như thời hạn đó kết thúc thì sẽ mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt vào thời điểm ngày kết thúc cuối cùng của thời hiệu đó. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sẽ được tính kể từ ngày người có quyền biết hoặc phải biết về quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm, chưa trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Thời hiệu khởi kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm khi có tranh chấp về sở hữu trí tuệ xảy ra. Luật sở hữu trí tuệ hiện nay không có quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, vì vậy các quy định về thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ được áp dụng theo quy định chung của Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Căn cứ theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Theo đó thì thời hiệu khởi kiện sẽ không áp dụng đối với một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Trong trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn liền với tài sản;
– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, các đối tượng sở hữu trí tuệ được xem là một trong những loại tài sản vô cùng đặc biệt, những đối tượng của sở hữu trí tuệ mang đặc trưng riêng so với các loại tài sản thông thường khác bởi những đặc điểm cơ bản như tính chất vô hình, vai trò của các nội dung quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau. Bên cạnh đó là vấn đề về thời hạn bảo hộ đối với đối tượng được xác định là quyền sở hữu trí tuệ cũng được quy định hoàn toàn khác với những tài sản thông thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, dựa trên tinh thần của Điều 23
– Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp xác định ai là người có quyền sở hữu trí tuệ;
– Sẽ áp dụng thời hiệu được xác định là 03 năm đối với tranh chấp về giao dịch quyền sở hữu trí tuệ, được tính kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, căn cứ theo quy định tại Điều 429 của Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp vi phạm sở hữu trí tuệ:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ. Theo quy định của pháp luật, quyền khởi kiện thuộc về các chủ thể khi nhận thấy quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm trái quy định pháp luật bởi các chủ thể khác. Khởi kiện vụ án tranh chấp, trong đó có tranh chấp do thiếu trí tuệ là việc các cá nhân và cơ quan tổ chức tự mình khởi kiện hoặc cải thiện thông qua người đại diện hợp pháp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Những tranh chấp về sở hữu trí tuệ sẽ được giải quyết bởi tòa án nhân dân cấp huyện/quận/thành phố trực thuộc trung ương. Đối với những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa các cá nhân và tổ chức tuy nhiên không có mục đích lợi nhuận theo quy định tại Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện.
Đối với những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ phát sinh giữa cá nhân và tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì sẽ tốt thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tuy nhiên có thể thấy, nếu như một trong các bên tranh chấp ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải tiến hành hoạt động ủy thác tư pháp cho các cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên lãnh thổ của nước ngoài hoặc cho tòa án nước ngoài thì lúc này vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Như vậy có thể nói, thẩm quyền giải quyết tranh chấp trí tuệ sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật nêu trên.
3. Trình tự và thủ tục khởi kiện vi phạm sở hữu trí tuệ:
Thủ tục khởi kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ sẽ được trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Người khởi kiện sẽ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ khởi kiện sẽ kèm theo đơn khởi kiện và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp và phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại tòa án hoặc gửi thuốc qua dịch vụ bưu chính. Khi nhận được đơn thì tòa án sẽ ghi vào sổ nhận đơn theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và ra một trong các quyết định như sau: Tiến hành Thủ lý vụ án nếu nhận thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án mình, chuyển đơn khởi kiện cho tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền và báo cáo cho người gọi điện biết nếu như xét thấy vụ án đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Bước 3: Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện đó, nếu như xét thấy vụ án đâu cầm quyền giải quyết của tòa án thì thẩm phán sẽ phải thông báo ngay cho người khởi kiện để họ đến tòa án nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó sẽ tiến hành thủ tục thụ lý vụ án và ra thông báo giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Sau khi người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng án phí thì tòa án sẽ phải ra thông báo thụ lý vụ án. Và trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, các cơ quan và tổ chức, các cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc, thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án thụ lý vụ án đó.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử. Tòa án phải mở phiên tòa xét xử trong khoảng thời hạn 01 tháng được tính kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất Những quy định chung của Bộ Luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.