Kiểm toán nhà nước là gì? Quy định về thời hạn kiểm toán, địa điểm kiểm toán Nhà nước?
Hiện nay, kiểm toán là hoạt động khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường và có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau hướng tới nhiều đối tượng khác nhau. Kiểm toán nhà nước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được lập ra để thực hiện kiểm toán quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Hoạt động của kiểm toán Nhà nước sẽ cần phải tuân theo đúng các quy định pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thời hạn kiểm toán, địa điểm kiểm toán Nhà nước?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Kiểm toán nhà nước là gì?
Ta hiểu về kiểm toán nhà nước như sau:
Định nghĩa về kiểm toán viên Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của
“Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công“.
Luật kiểm toán nhà nước được ban hành cũng đã đưa ra những chức năng của kiểm toán nhà nước rất rõ ràng bao gồm: Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác minh và đưa kiến nghị về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Những điều luật hay quy định của kiểm toán của kiểm toán viên nhà nước sẽ do cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam là Quốc Hội đề ra.
Hoạt động kiểm toán sẽ do nhiều chủ thể tiến hành, chính bởi vì thế, tùy thuộc vào loại kiểm toán mà quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện kiểm toán và đối tượng bị kiểm toán có sự khác nhau. Căn cứ vào tư cách pháp lý của chủ thể tiến hành kiểm toán và giá trị pháp lí của hoạt động kiểm toán, kiểm toán được phân thành các loại: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.
Như vậy, kiểm toán nhà nước hay còn gọi là kiểm toán công,sẽ do cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành để kiểm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, hợp lí, hợp pháp của số liệu, tài liệu kế toán,
Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Kiểm toán sẽ được phân thành ba loại chính là: kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ và độc lập. Mỗi loại kiểm toán sẽ có những chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau. Với kiểm toán viên nhà nước những nhiệm vụ cần thực hiện sẽ bao gồm như sau:
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kiểm toán theo định kì hàng năm và nộp những báo cáo đó cho Quốc Hội phê duyệt trước khi đi vào thực hiện kế hoạch.
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ trình lên cơ quan cấp cao ý kiến về hoạt động kiểm toán để Quốc Hội xem xét, đưa ra những quyết định về dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách trung ương.
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động của cơ quan Quốc hội, Chính Phủ để thực hiện nhiệm vụ xem xét các dự toán ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó cần kiểm tra các phương án phân bổ, điều chỉnh ngân sách.
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động giám sát thực hiện luật, các nghị quyết được ban hành.
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tham gia các hoạt động của cơ quan Quốc Hội khi có yêu cầu về các vấn đề trong việc xây dựng, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tổng hợp và tiến hành thực hiện các báo cáo kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tiến hành mở những buổi giải trình về các kết quả kiểm toán đã thực hiện được.
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ mở những buổi họp để công bố một cách công khai những báo cáo kiểm toán, báo cáo kết quả tổng hợp kiểm toán năm.
– Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ bảo mật, lưu trữ tất cả các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến quá trình kiểm toán tất cả các năm an toàn, cẩn thận.
Bên cạnh đó cơ quan kiểm toán nhà nước còn thực hiện nhiều những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo Quốc Hội giao phó. Việc tiến hành nhiệm vụ kiểm toán cần phải luôn đảm bảo được tính minh bạch, rõ ràng để không xảy ra những vấn đề tranh chấp không cần thiết.
Phạm vi kiểm toán của kiểm toán nhà nước:
Đối với công tác kiểm tra và xác nhận, kiểm toán viên Nhà nước sẽ có trách nhiệm phải tiến hành kiểm tra công tác kế toán, các Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, các ngân sách trong bộ máy của Nhà nước. Thông qua đó, kiểm toán viên Nhà nước sẽ xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp các chứng từ, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán ngân sách; đưa ra các kết luận và đánh giá về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Cách xác nhận được dựa trên cơ sở các bằng chứng và nhận xét, báo cáo của các kiểm toán viên có trình độ và trách nhiệm để đảm bảo rằng các xác nhận và đánh giá có được tính thận trọng, trung thực và khách quan.
Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh tế Nhà nước, kiểm toán nhà nước còn cần phải nhận xét về tính kinh tế, tính hợp lý, tính tiết kiệm và về hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Kiểm toán viên khi thực hiện đánh giá hoạt động của Nhà nước cần phải bao quát được toàn bộ hoạt động kinh tế của cơ quan hành chính bị kiểm toán từ việc kiểm tra các chứng từ kế toán đến việc đánh giá được tính kinh tế của hoạt động đó. Quy mô hoạt động của Nhà nước rất rộng lớn, do vậy không thể nào kiểm tra hết tất cả các khoản thu và các khoản chi.
Chính vì vậy, cần phải tùy theo cách xem xét và đánh giá, cơ quan kiểm toán nhà nước phải tiến hành việc chọn mẫu sao cho phù hợp, đảm bảo kết luận đưa ra là dựa trên phạm vi kiểm toán đủ rộng, đúng quy định pháp luật. Các phương pháp chọn mẫu này cần đảm bảo có thể ngăn ngừa được sự gian lận trong quản lý tài chính và hành vi trục lợi cá nhân kể cả ở những cơ quan, đơn vị của năm đó không bị kiểm toán.
2. Quy định về thời hạn kiểm toán, địa điểm kiểm toán Nhà nước:
Căn cứ pháp lý: Điều 34 và Điều 35 Luật kiểm toán nhà nước 2015.
2.1. Thời hạn kiểm toán:
Thời hạn kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
– Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.
– Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
– Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.
Việc thực hiện kiểm toán sẽ dựa theo quyết định, yêu cầu đến từ ban lãnh đạo Quốc Hội, Chính Phủ,… Quá trình kiểm toán sẽ được thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng của tổng kiểm toán nhà nước. Hoạt động kiểm toán được diễn ra định kì hàng năm theo kế hoạch, đến thời gian thực hiện sẽ được tiến hành.
Thời hạn của hoạt động kiểm toán sẽ không được phép kéo dài quá 60 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt được quy định ở khoản 3 Điều 118 Luật kiểm toán nhà nước 2015. Trong những trường hợp mà việc kiểm toán gặp khó khăn không thể nhanh chóng hoàn thành có thể gia hạn thêm nhưng sẽ không được phép quá 30 ngày.
2.2. Địa điểm kiểm toán:
Địa điểm kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
– Việc kiểm toán được thực hiện tại đơn vị được kiểm toán, trụ sở Kiểm toán nhà nước hoặc tại địa điểm khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
– Trong trường hợp việc kiểm toán được thực hiện ngoài trụ sở đơn vị được kiểm toán thì đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán viên nhà nước đối với các doanh nghiệp mang một ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề kiểm soát những hoạt động sử dụng tài sản công. Việc kiểm toán sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nhận ra được các sai phạm hay những vấn đề tồn đọng khiến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trở nên yếu kém.
Bên cạnh đó, việc kiểm toán cũng là cách để có thể kiểm soát các vấn đề sử dụng ngân sách, tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Hạn chế được việc tham ô, làm số liệu trái pháp luật để được hưởng tiền trái quy định. Không những thế còn giúp nhà nước nắm rõ được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong suốt một năm làm việc.
Để các chủ thể có thể làm việc trong bộ máy cơ quan kiểm toán nhà nước không hề đơn giản. Những ứng viên tham gia ứng tuyển cần phải trải qua các kì thi năng lực khi cơ quan kiểm toán nhà nước tuyển dụng. Muốn trở thành một phần của tổ chức này những người tham gia ứng tuyển cần phải trang bị cho bản thân mình đầy đủ những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cũng như nắm bắt được các quy định về thời hạn, địa điểm kiểm toán nhà nước được nêu trên.