Quy định về thời hạn đơn thuốc. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc.
Quy định về thời hạn đơn thuốc. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Đơn thuốc là một văn bản chuyên môn mang tính chất pháp lý của người thầy thuốc, quy định chế độ điều trị, ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh và quy định chế độ pha chế, cấp phát, bán thuốc cho cán bộ dược.
Người kê đơn thuốc có thể là bác sỹ; y sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học và phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương; bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã… Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.
Ngoài ra, việc kê đơn thuốc phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2016/TT-BYT:
– Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
– Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư này.
– Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
– Không được kê vào đơn thuốc:
+ Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
+ Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
+ Thực phẩm chức năng;
+ Mỹ phẩm.