Hiệu trưởng là người đứng đầu ban lãnh đạo của nhà trưởng, có chức năng và nhiệm vụ đối với hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật. Quy định về thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ra sao? Dưới đây là bài phân tích.
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:
Hiện nay, Nhà nước chỉ đưa ra những quy định về chế độ nghỉ hè đối với giáo viên mà không có thông tư, nghị định cụ thể nào quy định về thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Thực tế, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên có những điểm khác biệt rõ ràng trong hoạt động lĩnh vực giáo dục. Cùng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên, nếu giáo viên là những chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động giảng dạy một cách thường xuyên, liên tục thì hiệu trưởng phó hiệu trưởng lại lại nằm trong cơ cấu lãnh đạo. Tức, các chủ thể này chịu trách nhiệm quản lý hoạt động giáo dục tại cơ quan, đơn vị nơi mà họ được điều động về làm việc. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng còn có thể là viên chức, cán bộ, công chức.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không phải là giáo viên nên không có chế độ nghỉ hè giống giáo viên. Nếu giáo viên ở từng cấp học sẽ có thời gian nghỉ hè cụ thể theo quy định của Nhà nước và pháp luật thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng lại không có.
Mặc dù không có chế độ nghỉ hè nhưng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vẫn được hưởng những chế độ về ngày nghỉ lễ, nghỉ phép theo quy định của
– Theo Quy định tại khoản a điều 113 Bộ luật lao động 2019, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường thì sẽ được hưởng 12 ngày làm việc khi người lao động làm việc đủ 12 tháng. Như vậy, hiệu trưởng là đối tượng lao động làm việc trong môi trường bình thường, khi làm việc từ 12 tháng trở nên, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng sẽ được nghỉ phép là 12 ngày làm việc.
– Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động 2015, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Như vậy, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cũng được hưởng chính sách, chế độ về ngày nghỉ theo quy định trên.
Như vậy, có thể thấy, thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sẽ được tuân thủ theo thời gian nghỉ mà Nhà nước đưa ra trong Bộ luật lao động 2019.
2. Chế độ nghỉ hè đối với giáo viên:
Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong hệ thống phát triển của xã hội. Hiện nay, Nhà nước luôn chú trọng đẩy mạnh công tác giáo dục. Các chủ trương, chính sách mà Nhà nước đưa ra nhằm bảo đảm quyền lợi cho giáo viên, học sinh luôn được đẩy mạnh.
Giáo viên là những cán bộ viên chức, nhân viên hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục. Họ là những chủ thể nòng cốt, quyết định đến sự phát triển của giáo dục.
Thực chất, giáo dục có những điểm khác biệt so với các ngành nghề khác. Người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sẽ gắn chặt với việc học của học sinh, sinh viên. Tức hiểu một cách đơn giản, sinh viên nghỉ, giáo viên nghỉ. Sinh viên đi học, giáo viên phải thực hiện công tác giảng dạy.
Tại nước ta, luôn có kỳ nghỉ hè dài 3 tháng dành cho học sinh. Đây được xem là khoảng thời gian nghỉ ngơi dành cho học sinh sau một năm học chăm chỉ và vất vả. Tất nhiên, thời gian nghỉ hè mà Nhà nước đưa ra đảm bảo cho học sinh được thư giãn, tránh trường hợp bị stress, áp lực quá lớn liên quan đến học hành.
Nhà trường, giáo viên đều xoay quanh học sinh. Mà Nhà nước đưa ra quy định về thời gian nghỉ hè cho học sinh. Theo lẽ dĩ nhiên, giáo viên, viên chức hoạt động trong mảng giáo dục cũng có ngày nghỉ hè cho mình. Song trong thực tế, ở từng cấp học khác nhau, thời gian nghỉ hè của giáo viên cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:
– Đối với giáo viên mầm non: Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 8 tuần.
– Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hè đối với giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học, phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, giáo viên trường chuyên, giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật, giáo viên trường dự bị đại học là 2 tháng.
– Đối với giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5
– Đối với giảng viên các trường đại học, học viện, cao đẳng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT, giảng viên các trường đại học, học viện, cao đẳng có thời gian làm việc thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ và được xác định theo năm học, không quy định cụ thể thời gian nghỉ hè.
Như vậy, có thể thấy, ở từng cấp học khác nhau, tương đương với quy chế, đặc thù khác nhau thì thời gian nghỉ hè của giáo viên cũng có những điểm khác biệt nhất định. Nhà nước đã căn cứ vào tình hình giảng dạy thực tế, tính chất của hoạt động giảng dạy để đưa ra các quy định về thời gian nghỉ việc cho giáo viên. Về cơ bản, thời gian nghỉ hè mà Nhà nước đưa ra tương đối sát với nhu cầu và thực tiễn. Nó giúp công tác, hoạt động giáo dục đảm bảo được tính khách quan, ổn định. Từ đó, góp phần giúp giá trị giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
3. Tại sao quy định về thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng lại không giống với quy định nghỉ hè của giáo viên:
Hiệu trưởng là người đứng đầu ban lãnh đạo của nhà trưởng, có chức năng và nhiệm vụ đối với hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật. Do đó, hiệu trưởng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng đối việc lãnh đạo trường học. Thực chất, bản chất của trường học cũng là một cơ quan công lập, chịu trách nhiệm giảng dạy học sinh. “Nhân viên” làm việc tại đây là giáo viên, những người có trình độ chuyên môn nhất định. Về cơ bản, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động giảng dạy của giáo viên; đảm bảo sự ổn định, phát triển toàn diện của trường học; tạo một môi trường học tập, chất lượng cho học sinh và cán bộ giáo viên. Nếu giáo viên trực tiếp tham gia vào hoạt động giảng dạy cho học sinh thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng lại chịu trách nhiệm quản lý công tác giảng dạy này.
Chính vì những điểm khác biệt như vậy, nên quy định mà Nhà nước đưa ra về thời gian nghỉ hè của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên cũng không giống nhau:
– Giáo viên chỉ chịu trách nhiệm giảng dạy, nên khi học sinh nghỉ hè, họ cũng có một khoảng thời gian nghỉ hè nhất định. Tất nhiên, thời gian nghỉ hè của giáo viên phụ thuộc vào từng cấp học.
– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý hoạt động của cơ quan trường học; giúp hoạt động học tập và giảng dạy diễn ra một cách cụ thể, khách quan và đạt kết quả tối ưu nhất. Đặt ra một câu hỏi, nếu hiệu trưởng cũng có một khoảng thời gian nghỉ hè như giáo viên, thì ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của trường học. Bởi lẽ, khi học sinh nghỉ hè, ban lãnh đạo nhà trường vẫn phải làm việc để đưa ra chủ trương, đường lối phát triển hoạt động giáo dục của trường một cách tốt nhất.
Những phân tích ở trên là sự nhìn nhận về lý do của sự khác biệt về quy định nghỉ hè đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên mà Nhà nước đưa ra. Nhấn mạnh lại, quy định về thời gian nghỉ hè được Nhà nước đưa ra dựa trên thực tiễn tính chất công việc, chức năng, nhiệm vụ của đối tượng này. Song, quy định đó đều hướng tới việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền giáo dục Việt Nam. Đồng thời, nó góp phần tạo nên cơ cấu hoạt động khách quan, toàn diện nhất.
Ý nghĩa sâu sắc nhất về quy định thời gian nghỉ hè đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mà Nhà nước đưa ra là đảm bảo quyền lợi về thời gian nghỉ ngơi của những đối tượng lao động này. Dù hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp có tính chất đặc biệt hơn so với các ngành nghề khác, song giáo viên nói chung và hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nói chung đều mong muốn được đảm bảo quyền lợi về thời gian nghỉ ngơi phù hợp với tính chất công việc mình. Các chế định mà Nhà nước điều chỉnh là một trong những cách thức giúp cơ quan Nhà nước thực hiện tốt điều đó.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Quyết định 18/2007/QĐ-BGDĐT quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.