Trẻ nhỏ đến độ tuổi thích hợp thì bậc phụ huynh thường sẽ đưa trẻ đi học mầm non để con có những va chạm, trải nghiệm những kiến thức, kinh nghiệm sống phù hợp với độ tuổi. Một trong những yếu tố cần được đảm bảo thì mới có thể đạt được mục đích này là việc đón trả trẻ phù hợp. Vậy, Pháp luật hiện hành quy định về thời gian đón, trả trẻ mầm non như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời gian đón, trả trẻ mầm non như thế nào?
Bé đi học mẫu giáo là sự kiện quan trọng, đánh dấu cho chặng đường phát triển mới của con. Độ tuổi thích hợp để đưa trẻ đi học cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự chuẩn bị về tâm lý của trẻ và của cha mẹ. Quyết định đưa con đi học mầm non sẽ tạo thêm một công việc nữa cho cha mẹ đó là đưa, đón trẻ học sao cho phù hợp với thời gian sinh hoạt, làm việc của cha mẹ. Đây cũng chính là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm, đưa ra lựa chọn trường hợp phù hợp nhất. Theo Điều 16 Điều lệ Trường mầm non Ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về thực hiện chương trình giáo dục và xây dựng kế hoạch giáo dục có đề cập chung đến nội dung liên quan đến giờ giấc này, cụ thể:
– Đối với các trường mầm non thực hiện Chương trình giáo dục mầm non sẽ tuân thủ theo hướng dẫn đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Bám sát trên những Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì các trường mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, trường mầm non và khả năng, nhu cầu của trẻ em. Với quy định này thì thời gian để trường học cũng sẽ thực hiện, xây dựng một cách linh hoạt sao cho phù hợp;
– Riêng với trường hợp đặc biệt là trẻ em khuyết tật thì để tạo không khí thoải mái nhất cho các bé thì cần ưu tiên việc thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ em khuyết tật.
Với quy định trên thì giờ giấc đưa đón trẻ sẽ được nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phụ hợp nội dung hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đồng thời cũng phải phù hợp với văn hóa, điều kiện về kinh tế, xã hội, hoặc những yếu tố về tự nhiên như thời tiết của từng địa phương. . để đưa ra quy định về thời gian đón, trả trẻ mẫu giáo cho phù hợp. Thông thường, giờ này có sự thay đổi rõ nét với các trường mầm non ở nông thôn và thành thị. Theo đó, trường mầm non ở nông thôn sẽ nhận trẻ sớm hơn nhiều so với các trường đô thị.
2. Quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non:
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non được quy định như sau:
– Các trường mầm non có trách nhiệm trong việc xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường;
– Khi nhận các trẻ vào học thì phải tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. Việc giáo dục phải thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Để hỗ trợ cho việc giảng dạy cũng như đảm bảo về chất lượng giáo dục thì cần chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
– Định kỳ thì việc thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định cũng phải tuân thủ. Xây dựng mục tiêu đạt được trong tương lai và công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục;
– Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục;
– Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền;
– Tiến hành các hoạt động về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
– Có trách nhiệm trong việc tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Không chỉ tập trung vào giảng dạy mà trường học cùng cần có những buổi tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.
– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Những lưu ý trong thời điểm đón, trả trẻ mầm non:
Có thể thấy mục tiêu chính của giáo dục mầm non là hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, công tác đón và trả trẻ cũng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non vì đây được coi là thời điểm vàng cho việc cô giáo và phụ huynh có thể trao đổi những thông tin cần thiết của trẻ để cô giáo nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ trong ngày, đồng thời đó cũng là thời điểm để những nhà giáo sẽ quan sát rõ nhất về những biểu hiện rõ nét của trẻ những vết thương ngoài da hay những biểu hiện mệt mỏi và dấu hiệu ốm,..Việc này hỗ trợ kịp thời để phát hiện và chữa trị cho những tổn thương về thể chất hay tinh thần cho trẻ thông qua cách thầy cô giáo trao đổi với phụ huynh học sinh.
Không chỉ vậy, thời điểm này cũng được sử dụng để cô giáo trao đổi với phụ huynh những kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Để công tác đón và trả trẻ đạt được hiệu quả, thì giáo viên Trường mầm non phải chú ý một số điểm như sau:
– Hoạt động đón trẻ:
+ Giáo viên khi thực hiện việc đón trẻ phải nhẹ nhàng với phụ huynh, ân cần với trẻ;
+ Khi đón trẻ thì địa điểm nhận là tại cửa lớp;
+ Thời điểm đón trẻ thì phải có sự quan sát, xem xét đến các biểu hiện của trẻ, nếu trẻ có biểu hiện khác thường tôi sẽ trao đổi trực tiếp với phu huynh để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra;
+ Trong quá trình đón và dạy trẻ thì để ý những biểu hiện khác nhau nếu thấy cần thiết thì phải trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ, chú ý thông báo kết quả cân đo sức khỏe cho phụ huynh, đặc biệt là trẻ SDD thể nhẹ cân và SDD thể thấp còi để cùng kết hợp chăm sóc trẻ;
+ Lưu tâm về việc trao đổi nhanh với phụ huynh về trang phục của trẻ khi đến lớp, đảm bảo quần áo phù hợp với thời tiết, tránh trường hợp trẻ mặc quá mỏng manh vào những hôm trời lạnh mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe;
+ Có thái độ và cách xử xý khéo léo nếu trẻ mang tiền, đồ chơi, bánh kẹo,.. đến lớp.
– Khi tiến hành hoạt động trả trẻ:
+ Rèn luyện thói quen cho trẻ rrước giờ trả trẻ là trẻ tự vệ sinh sạch sẽ, giúp trẻ buộc lại tóc, tự mình chỉnh đốn quần áo cho một số trẻ nếu không được gọn gàng;
+ Trước khi ra về phụ huynh đón trẻ giáo viên chú ý nhắc trẻ lấy đúng và lấy hết đồ dùng cá nhân của trẻ để tránh nhầm lẫn;
+ Có thể tiến hành trao đổi thông tin liên quan đến trẻ giữa Giáo viên và phụ huynh, tình hình trong ngày của trẻ về các biểu hiện đặc biệt ở các hoạt động như ăn ngủ, tham gia các trò chơi,..
+ Giáo viên thường xuyên quan sát và nắm rõ số trẻ về và trẻ còn trong lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ;..
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Điều lệ Trường mầm non.
THAM KHẢO THÊM: