Quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Quy định mới trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Quy định mới trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Tóm tắt câu hỏi:
Khoản 4 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm thiệt hại khác do luật quy định. Vậy thiệt hại khác do luật quy định là thiệt hại nào? Cho ví dụ cụ thể. Em cảm ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
"Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định."
Tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng là hành vi trái pháp luật của một cá nhân dẫ đến việc tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng, đối với mất, hủy hoại thì yêu cầu định giá và bồi thường, còn đối với hư hỏng thì xác định bồi thường qua chi phí sửa chữa khôi phục tại công năng ban đầu của tài sản.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Tài sản luôn chứ đụng trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể từ khi tài sản bị xâm phạm (hoa màu không thu hoạch được, xe ô tô bị hư hỏng nặng không thể sử dụng để làm taxi…).
>>> Luật sư tư vấn quy định về bồi thường thiệt hại qua tổng đài: 1900.6568
Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Người bị thiệt hại đã phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác để khắc phục thiệt hại.
Đối với thiệt hại khác theo pháp luật quy định, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, cũng chưa có văn bản khác quy định nên thường về quy định khác là trường hợp pháp luật dự phòng những trường hợp tương lai phát sinh mà luật không thể dự phòng tới, khi phát sinh trường hợp mới thì cũng được xác định theo quy định này và được điều chỉnh theo quy định này.