Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn? Thẩm quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn? Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là thủ tục để xem xét về vấn đề ai sẽ là người trực tiếp nôi con sau khi ly hôn. Bên cạnh đó việc thực hiện thủ tục này không phải là một vấn đề đơn giản, đòi hỏi phải tuân theo một trình tự thủ tục luật định, mục đích của việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn thì Tòa án phải xem xét các yếu tố xem người đó có điều kiện tốt nhất để nuôi con hay không? tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển về trí tuệ và tinh thần của trẻ. Pháp luật dân sự và pháp
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Căn cứ theo quy định tại điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy nếu muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con cần phải có đầy đủ các điều kiện như chúng tôi nêu tại đây. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác và theo quy định thì nếu đứa trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa án phải xem xét nguyện vọng của bản thân đứa trẻ muốn sống với ai tức là xem xét trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi về việc muốn sống với cha hay với mẹ để từ đó có những chi tiết để xác định ai là người nuôi trẻ.
Có thể thấy trên thực tế các căn cứ về nhân thân hoặc hoàn cảnh kinh tế, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của hai bên mới là những căn cứ quan trọng khi xem xét để quyết định quyền nuôi con sau khi ly hôn bởi vì xét cho cùng mục đích thay đổi quyền nuôi con là để cho đứa trẻ lớn lên được đầy đủ các điều kiện và tốt nhất cho trẻ. Trong một số trường hợp, nếu người trực tiếp nuôi dưỡng nếu không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con hoặc cố tình cản trở quyền thăm con của người trực tiếp nuôi dưỡng cũng có thể bị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn nếu người kia có yêu cầu theo quy định của pháp luật đề ra.
Theo như quy định chúng tôi đã phân tích thì có thể thấy vợ và chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Nếu như người chồng hoặc vợ không đồng ý thay đổi người trực tiếp nuôi con thì người vợ hoặc chồng cần phải chứng minh người chồng hay vợ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, môi trường giáo dục không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm sinh lý của con và chứng minh được mình đầy đủ điều kiện tốt nhất cho con. Qua đó thì việc chứng minh thì người vợ, chồng có thể chứng minh Ví dụ như người chồng đi làm xa không trực tiếp chăm sóc con và hơn nữa là về thu nhập của chồng, về môi trường sống không tốt, nhân thân của người trực tiếp nuôi con không tốt…Bên cạnh đó người vợ phải cung cấp những bằng chứng để chứng minh căn cứ mình đưa ra.
Như vậy có thể thao những căn cứ và lí do nêu như trên để Tòa án sẽ tiến hành xem xét những căn cứ người của người không được trực tiếp nuôi dưỡng con đưa ra, có thay đổi được người trực tiếp nuôi con hay không phụ thuộc vào việc chứng minh của người đó. Trường hợp những căn cứ đó là hợp lý và có cơ sở thì có thể Tòa án sẽ ra quyết định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật đề ra.
2. Thẩm quyền giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
…”
Theo như quy định nêu ra như trên đây nếu trong các trường hợp muốn giành lại quyền nuôi con thì phải làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người trực tiếp nuôi con đang cư trú hoặc tạm trú để được yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật đề ra. Đối với các trường hợp cụ thể nếu không xác định được hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người đang trực tiếp nuôi con thì rất khó để tòa án xác định và thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
3. Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
3.1. Trình tự thực hiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Bước 1: Người yêu cầu nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án theo quy định.
Bước 5: Tiến hành hòa giải, thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con. Nếu hòa giải không thành thì thực hiện các thủ tục tiếp theo đưa vụ án ra xét xử.
3.2. Thành phần hồ sơ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
– Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn;
– Bản án ly hôn
– Các tài liệu chứng minh yêu cầu thay đổi người nuôi con là có căn cứ và hợp pháp;
– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Như vậy, trên đây chúng tôi đã nêu chi tiết về trình tự thủ tục để có thể tiến hành thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cần có những loại giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục, đây là quy định của pháp luật đề ra nên người muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nên thực hiện đầy đủ theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.