Quy định về thanh tra thống kê. Thanh tra chuyên ngành về thống kê có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê.
Quy định về thanh tra thống kê. Thanh tra chuyên ngành về thống kê có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê.
Thanh tra thống kê
Theo quy định tại Điều 36 Luật thông kê 2003 quy định: Thanh tra thống kê là thanh tra chuyên ngành về thống kê. Thanh tra thống kê có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về thống kê. Tổ chức và hoạt động của thanh tra thống kê do Chính phủ quy định.
Quyền và trách nhiệm của thanh tra thống kê
Khi tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền và trách nhiệm sau đây:
– Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;
– Yêu cầu đối tượng thanh tra, các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
– Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;
– Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu, làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra;
– Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
– Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra và biện pháp xử lý do mình quyết định;
– Giữ bí mật tài liệu thanh tra theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thống kê
Đối tượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Yêu cầu đoàn thanh tra, thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra;
– Tạo điều kiện để đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
– Cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên;
– Chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận, quyết định của thanh tra thống kê mà mình có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia
– Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên cao cấp
– Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
– Hình thức hồ sơ mời thầu đối với Văn phòng Thanh tra Chính phủ
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: