Quy định về thành lập nhà xuất bản. Đối tượng được phép thành lập, điều kiện và thủ tục thành lập nhà xuất bản.
Quy định về thành lập nhà xuất bản. Đối tượng được phép thành lập, điều kiện và thủ tục thành lập nhà xuất bản.
I. Cơ sở pháp lý:
II. Luật sứ tư vấn:
Điều 12 Luật xuất bản 2012 có quy định:
“1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu”.
Như vậy theo luật hiện hành, chỉ có cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác do Chính phủ quy định mới được thành lập nhà xuất bản. Để thành lập nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức có nhu cầu phải xin phép Bộ Thông tin – Truyền thông và Bộ chỉ cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản khi nó đáp ứng được những điều kiện nhất định.
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật xuất bản 2012 và Điều 8 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, điều kiện để những cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu trên được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản như sau:
"1, Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.
2, Có người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu.
– Tiêu chuẩn để một cá nhân được xem xét bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập quy định tại Điều 17 Luật xuất bản như sau:
Đối với bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc): cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính tri, đạo đức tốt.
+ Có trình độ đại học trở lên.
+ Có ít nhất 03 năm làm một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản.
+ Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Đối với bổ nhiệm tổng biên tập: cá nhân cần có các tiêu chuẩn sau:
+ Có chứng chỉ hành nghề biên tập.
+ Có ít nhất 03 năm làm công việc biên tập tại nhà xuất bản hoặc cơ quan báo chí.
+ Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
– Tiêu chuẩn của biên tập viên: (Khoản 1, Điều 19 Luật xuất bản 2012)
+ Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
+ Có trình độ đại học trở lên.
+ Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
3, Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động.
+ Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích từ 200 mét vuông (m2) sử dụng trở lên;
+ Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;
+ Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.
4, Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi được Bộ Thông tin – Truyền thông cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản thì các nhà xuất bản này được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp.