Quy định về thành lập khu công nghiệp tại Việt Nam. Điều kiện thành lập khu công nghiệp. Ưu đãi khi thành lập khu công nghiệp.
Quy định về thành lập khu công nghiệp tại Việt Nam được Chính phủ ban hành tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế ngày 22 tháng 5 năm 2018, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Nghị định này quy định về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp và khu kinh tế. Bài viết sau đây, Ban biên tập – Công ty Luật Dương Gia xin làm rõ quy định về thành lập khu công nghiệp tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là khu công nghiệp, các loại hình khu công nghiệp?
- 2 2. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp
- 3 3. Trình tự quy hoạch, thành lập, mở rộng khu công nghiệp
- 4 4. Hồ sơ bổ sung khu công nghiệp mới và mở rộng vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp
- 5 5. Quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng
1. Thế nào là khu công nghiệp, các loại hình khu công nghiệp?
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau đây gọi chung là Khu công nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình).
– Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định này.
Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp;
– Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.
Cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp khác nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu… trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, với sức nóng của tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, khu công nghiệp luôn là lựa chọn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bởi khu công nghiệp luôn được hưởng chính sách kinh tế ưu đãi nhất. Khu chế xuất không phải là khu vực nước ngoài mà nó chỉ là một loại hình của khu công nghiệp nhưng nó mang hình thức của khu phi thuế quan tức là chúng áp dụng như đối với bên ngoài, dạng của xuất nhập khẩu tại chỗ
2. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp
Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
Quy hoạch khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì không phải thực hiện thủ tục bổ sung khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt là căn cứ để xem xét việc đầu tư, thành lập, mở rộng khu công nghiệp; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp.
>> Luật sư
qua tổng đài: 1900.6568 tư vấn pháp luật trực tuyến
3. Trình tự quy hoạch, thành lập, mở rộng khu công nghiệp
– Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh quy hoạch, bổ sung khu công nghiệp vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
Trường hợp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định pháp luật về xây dựng.
– Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, trừ các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư công.
– Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo pháp luật đầu tư.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Như vậy, thẩm quyền thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập khu công nghiệp, để đầu tư dự án phát triển kết cấu khu công nghiệp ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xây dựng chủ trương đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định pháp luật về xây dựng thực hiện theo
4. Hồ sơ bổ sung khu công nghiệp mới và mở rộng vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp
– Đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm một số nội dung chính như sau:
Sự cần thiết và căn cứ pháp lý của việc bổ sung khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng; Đánh giá tình hình thực hiện và dự kiến phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đã thành lập và quy hoạch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp của các khu công nghiệp vào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; Tên, vị trí, quy mô diện tích, hiện trạng và điều kiện phát triển cụ thể của từng khu công nghiệp đề xuất bổ sung, mở rộng vào quy hoạch; Đánh giá và giải trình về khả năng đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 5 của Nghị định này; Mục tiêu, giải pháp thực hiện quy hoạch; khả năng huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp; Phương án quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên bản đồ quy hoạch.
– Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị bổ sung khu công nghiệp mới, mở rộng vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
– Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
5. Quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng sau khi các văn bản sau được cơ quan có thẩm quyền ban hành: Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư (đối với dự án không phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo pháp luật đầu tư) cấp cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định pháp luật về đầu tư công.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này được ban hành, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với những địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản trình của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng.
Quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm những nội dung: Tên, diện tích, địa điểm khu công nghiệp, chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư, thời hạn hoạt động của dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phù hợp với nội dung các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp thay đổi nội dung của các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này dẫn tới điều chỉnh nội dung Quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng thì thực hiện thủ tục điều chỉnh Quyết định thành lập khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng theo trình tự, thủ tục tại khoản 2 Điều này.
Nhà nước khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập mới hoặc chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần khu công nghiệp thuộc quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sang hoạt động theo mô hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Nghị định này.
Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất đã có hạ tầng trong khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với đầu tư vào khu công nghiệp, ưu đãi áp dụng theo địa bàn và ngành, nghề theo quy định pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ về thủ tục hành chính, tư vấn kỹ thuật, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin hợp tác đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với khu công nghiệp, khu kinh tế; hướng dẫn, quy định phân cấp hoặc ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của Nghị định này và của pháp luật liên quan.
Như vậy, quyết định thành lập khu công nghiệp do ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư thực hiện thủ tục cấp Luật đầu tư năm 2014 và