Ở Việt Nam hiện nay, việc tham gia các câu lạc bộ trở nên phổ biến và là một trong những nhu cầu thiết yếu của người dân. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định về việc tổ chức, hoạt động và quản lý hội nói chung và việc tổ chức, hoạt động câu lạc bộ nói riêng.
Mục lục bài viết
1. Một số quy định của pháp luật về câu lạc bộ:
Trước nay, câu lạc bộ đã tồn tại và hoạt động từ rất lâu, câu lạc bộ hay tổng hội, liên đoàn…hay còn được gọi là hội. Hội là tập hợp tổ chức do cá nhân hoặc tổ chức thành lập nên vì mục đích chính đáng có cùng những sở thích, mục tiêu, quan điểm, sau đó cùng sinh hoạt, trau dồi, hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ bảo vệ quyền lợi các hộ viên.
Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam tại khoản 1 và 2
Như vậy theo những quy định của pháp luật thì câu lạc bộ trước tiên phải là một tổ chức được thành lập một cách tự nguyện, các hội viên không bị ép buộc khi tham gia. Câu lạc bộ nói riêng và hội nói chung là tập hợp của những hội viên cùng ngành nghề như hội nhà văn, hội sinh viên, hội học sinh…, cùng sở thích như hội khiêu vũ..Mục đích chung của câu lạc bộ là tập hợp đoàn kết các hội viên lại với mục đích thường xuyên tổ chức các hoạt động trước hết là giao lưu kết bạn, hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ và phát triển, giúp đỡ và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên và cộng đồng xã hội góp phần không nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng, phát triển xã hội.
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Thì việc quy trình thành lập câu lạc bộ được quy định tại điều 5, 6 nghị định này như sau:
2. Điều kiện thành lập câu lạc bộ:
+Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
+ Có điều lệ.
+ Có trụ sở.
+ Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
3. Thành lập ban vận động thành lập câu lạc bộ:
Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên; Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
4. Trình tự, thủ tục thành lập câu lạc bộ:
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin phép thành lập hội.
– Dự thảo điều lệ.
– Dự kiến phương hướng hoạt động.
– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
– Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
–
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập hội:
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
– Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Với bản chất hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam vì vậy, người thành lập hội phải là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động. Như vậy, đồng nghĩa với việc người nước ngoài sẽ không được phép thành lập hội cũng như câu lạc bộ tại Việt Nam mà chỉ là hội viên liên kết và hội viên danh dự.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! e có một vài thắc mắc, luật sư cho e hỏi: người nước ngoài có được phép thành lập câu lạc bộ (CLB) ở Việt Nam không? nếu không thì làm thế nào để có thể thành lập CLB? việc thành lập câu lạc bộ do những văn bản pháp luật cụ thể nào quy định? và quy trình thành lập ra sao? Rất mong câu trả lời của luật sư! Em cảm ơn nhiều ạ!?
Luật sư tư vấn:
Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).
Đề thành lập hội, bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản điều 5 và điều 6
Điều 5. Điều kiện thành lập hội
1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2. Có điều lệ;
3. Có trụ sở
Điều 6. Ban vận động thành lập hội
1. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
2. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
3. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
4. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:
a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
5. Công nhận ban vận động thành lập hội:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất, giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;
d) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
6. Nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội sau khi được công nhận:
a) Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội;
b) Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ hồ sơ gửi đến: Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã; Phòng Nội vụ (trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã).
Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.
Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội
1. Đơn xin phép thành lập hội.
2. Dự thảo điều lệ.
3. Dự kiến phương hướng hoạt động.
4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
7.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
–