Quy định về thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu? Quy định về phê duyệt dự toán gói thầu? Quy định chung về dự toán gói thầu?
Hoạt động về đầu tư xây dựng chính là quá trình tiến hành những hoạt động xây dựng gồm có xây dựng mới, sửa chữa hay cải tạo công trình xây dựng. Các chi phí về đầu tư xây dựng là những chi phí để thực hiện trong quá trình hoạt động về đầu tư xây dựng. Cùng với tổng mức về đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng cũng là một trong các nội dung về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Vậy quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu:
Căn cứ Điều 18 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có quy định về thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu (đối với các dự án mà thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) nhằm để triển khai các hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (EPC); đối với các dự án, công trình mà được người quyết định đầu tư cho phép thực hiện triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo mỗi gói thầu xây dựng, mỗi giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án), cụ thể như sau:
– Việc thẩm định dự toán xây dựng công trình sẽ được thực hiện đồng thời với việc thẩm định các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo đúng quy định của pháp luật.
– Thẩm quyền để thẩm định dự toán xây dựng công trình sẽ được thực hiện theo đúng quy định của
– Nội dung về thẩm định dự toán xây dựng công trình của các cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 83a của Luật Xây dựng được sửa đổi bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung của một số điều của Luật Xây dựng, bao gồm:
+ Sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ để trình thẩm định dự toán xây dựng công trình; những căn cứ pháp lý nhằm để xác định dự toán xây dựng công trình;
+ Sự phù hợp của chính dự toán xây dựng công trình với tổng mức của đầu tư xây dựng đã được phê duyệt; những phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình;
+ Sự phù hợp đối với nội dung dự toán xây dựng công trình theo đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này với những nội dung và yêu cầu của dự án;
+ Sự tuân thủ những quy định của pháp luật về việc áp dụng, về tham khảo hệ thống định mức xây dựng, về giá xây dựng công trình và những công cụ cần thiết khác theo đúng quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố; đối với việc vận dụng, tham khảo dữ liệu về vấn đề chi phí của công trình tương tự và những công cụ cần thiết khác nhằm để xác định dự toán xây dựng công trình;
+ Danh mục về định mức dự toán mới, về định mức dự toán điều chỉnh (nếu có) và các phương pháp xác định; xác định về danh mục các định mức cần phải tổ chức khảo sát trong quá trình thi công xây dựng.
– Nội dung thẩm định của dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83
+ Sự đầy đủ của hồ sơ về dự toán xây dựng công trình trình thẩm định; thực hiện kiểm tra kết quả thẩm tra dự toán xây dựng công trình của tổ chức tư vấn (nếu có);
+ Kết quả hoàn thiện, bổ sung của hồ sơ trình thẩm định dự toán xây dựng công trình (nếu có) theo sự kiến nghị của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực xây dựng đối với những trường hợp dự toán xây dựng công trình được các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực xây dựng thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có) và những ý kiến giải trình;
+ Sự phù hợp, sự đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, về chủng loại và số lượng thiết bị tính toán nằm trong dự toán xây dựng công trình so với thiết kế;
+ Xác định về giá trị dự toán xây dựng công trình đảm bảo được tính đúng, tính đủ theo đúng quy định; phù hợp với giá trị tổng của mức đầu tư xây dựng; phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, về công nghệ xây dựng, về điều kiện thi công, về biện pháp thi công xây dựng định hướng, về tiến độ thi công công trình và mặt bằng giá thị trường;
+ Phân tích, đánh giá về mức độ, nguyên nhân tăng, giảm của những khoản mục chi phí so với giá trị về dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định;
+ Đối với những dự án có sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công mà không thuộc đối tượng phải được các cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, chủ đầu tư thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại khoản 3 của Điều này và các điểm a, b, c, d, đ khoản này.
– Nội dung của thẩm định dự toán xây dựng công trình đối với các công trình xây dựng thuộc dự án PPP:
+ Đối với những công trình xây dựng thuộc vào dự án PPP thành phần sử dụng vốn đầu tư công: các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực xây dựng thực hiện thẩm định các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều này; các chủ đầu tư thực hiện thẩm định các nội dung được quy định tại khoản 4 Điều này và các nội dung được quy định tại hợp đồng dự án PPP;
+ Đối với các công trình xây dựng mà không sử dụng vốn đầu tư công thuộc vào dự án PPP: chủ đầu tư thực hiện thẩm định theo đúng nội dung được quy định tại các khoản 3, 4 của Điều này và các nội dung được quy định tại hợp đồng dự án PPP.
– Chủ đầu tư thực hiện thẩm định dự toán chi phí những công việc chuẩn bị để lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và những chi phí tính chung cho toàn dự án. Trong trường hợp dự toán các chi phí này mà đã được phê duyệt trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư thực hiện xem xét quyết định việc chuẩn xác lại nếu cần thiết. Trong trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì về thẩm quyền thực hiện thẩm định, thực hiện phê duyệt dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài được thực hiện theo các quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định này.
– Việc thẩm tra để phục vụ thẩm định dự toán xây dựng công trình được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
– Chi phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện thẩm định được trích từ khoản phí, chi phí thẩm định dự toán xây dựng.
Đối với gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư sẽ tự thực hiện thẩm định
Đối với dự toán gói thầu tư vấn nước ngoài sẽ do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thực hiện thẩm định
2. Quy định về phê duyệt dự toán gói thầu:
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư sẽ phê duyệt các dự toán gói thầu sau để thay thế cho giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu:
– Đối với các dự án mà thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) nhằm để triển khai các hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (EPC)
– Đối với các dự án, công trình mà được người quyết định đầu tư cho phép thực hiện triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo mỗi gói thầu xây dựng, mỗi giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án
– Đối với các dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình.
Đối với dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư sẽ tự thực hiện phê duyệt dự toán gói thầu
Đối với dự toán gói thầu tư vấn nước ngoài sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt
3. Quy định chung về dự toán gói thầu:
Dự toán gói thầu hay còn được gọi là dự toán gói thầu xây dựng. căn cứ Điều 16 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có quy định dự toán gói thầu chính là toàn bộ các chi phí cần thiết nhằm để thực hiện các gói thầu được xác định cho mỗi gói thầu, phù hợp với các kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Dự toán gói thầu được xác định cho các gói thầu sau:
– Gói thầu về thi công xây dựng;
– Gói thầu về mua sắm thiết bị;
– Gói thầu về lắp đặt thiết bị;
– Gói thầu về tư vấn đầu tư xây dựng;
– Gói thầu hỗn hợp.