Hợp đồng vô hiệu được hiểu đơn giản đó là giữa các bên có hợp đồng nhưng các thỏa thuận trong hợp đồng bị vô hiệu và hợp đồng đó không phát sinh nghĩa vụ với các bên giao kết hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong Bộ luật dân sự 2015:
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu:
Trên thực tế và căn cứ theo quy định pháp luật thì chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Một giao dịch dân sự được coi là hợp pháp thì cần phải tuân thủ ba điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (trong một số trường hợp cụ thể thì giao dịch đó còn phải tuân thủ thêm điều kiện về hình thức).
Do đó, theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì nếu giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô hiệu. Hiện nay, những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong quá trình giao lưu dân sự.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì một giao dịch dân sự hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 trong đó có ba điều kiện bắt buộc đó là về chủ thể, nội dung và mục đích. Đối với điều kiện về hình thức của giao dịch, điều kiện này chỉ đặt ra khi pháp luật có quy định. Khi giao dịch dân sự không đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì có thể bị vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cho các chủ thể trong giao dịch.
Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy, theo quy định luật, giao dịch dân sự chỉ cần không thỏa mãn một trong các điều kiện có hiệu lực do luật định đã có thể bị vô hiệu. Chính bởi vì thế mà một giao dịch dân sự có thể vô hiệu do vi phạm một điều kiện hoặc bị vô hiệu do vi phạm đồng thời nhiều điều kiện có hiệu lực do luật định.
1.2. Quy định về tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015 với một số nội dung sau đây:
– Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu được áp dụng cho hợp đồng vô hiệu theo Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2015. Chính vì thế mà đối với hợp đồng vô hiệu thì cũng phải tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Một số bản án cần tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà lại tuyên hủy hợp đồng vô hiệu là không đúng vì việc hủy hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng là chế tài dành cho tranh chấp hợp đồng có hiệu lực.
– Thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là Toà án.
– Quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
+ Quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng cho hợp đồng vô hiệu. Theo quy định của điểm c khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thì các giao dịch được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thì:
“Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”.
Do đó, đối với việc xác định thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì không phải áp dụng pháp luật ở thời điểm xác lập mà chỉ áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2015, trong đó có một quy định rất quan trọng đó là:
“Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực”.
Như vậy, một hợp đồng chỉ vô hiệu về hình thức, sau hai năm kể từ ngày giao kết không có yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì sẽ có hiệu lực mà không cần phải tiếp tục hoàn thiện về hình thức. Chỉ có hai trường hợp quy định ở khoản 3 Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự không bị hạn chế, đó là trường hợp vô hiệu do giả tạo theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015 và trường hợp vô hiệu do có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự năm 2015.
1.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
Như đã phân tích ở trên, về nguyên tắc chung, giao dịch dân sự khi bị tuyên bố vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập.
Các bên khi giao dịch dân sự khi bị tuyên bố vô hiệu sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (hoàn nguyên) như khi chưa xác lập giao dịch, cho nên nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu giao dịch đã được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại sẽ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015.
Thời hạn các chủ thể yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của pháp luật là hai năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập đối với các giao dịch dân sự được xác lập do các chủ thể là người không đủ năng lực hành vi, do nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối, do không tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức. Còn đối với những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, thời hạn tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế.
2. Quy định về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:
Theo Điều 51
“1. Thanh tra lao động, Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
2. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.”
Như vậy, Bộ luật lao động năm 2012 quy định thanh tra lao động, Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Tuy nhiên,
Do vậy, thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành. Về bản chất, hợp đồng lao động là một giao dịch dân sự. Chính vì thế mà Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Các chủ thể là người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu khi có căn cứ theo quy định của pháp luật lao động. Sau khi Tòa án có thẩm quyền thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, Tòa án sẽ có trách nhiệm gửi thông báo thụ lí cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và viện kiểm sát cùng cấp.
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn chuẩn bị xét xử tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là mười ngày kể từ ngày Tòa án thụ lí đơn yêu cầu của các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Trong thời hạn này, nếu các chủ thể là người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn, văn bản yêu cầu.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án sẽ phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố họp đồng lao động vô hiệu. Trong trường hợp nếu cơ quan có thẩm quyền chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Trong quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, Tòa án sẽ phải giải quyết hậu quả pháp lí của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến cho các chủ thể là người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lí nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lí nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam theo quy định cụ thể tại Điều 401