Quy định về tạm ứng tiền lương theo Bộ luật lao động 2019? Được tạm ứng lương tối đa bao nhiêu?
Trong quá trình tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuất của người lao động và thứ họ mong muốn nhân được và cũng là nghĩa vụ của bên sử dụng lao động phải trả cho người lao động đó chính là tiền lương. Tiền lương của người lao động mang lại một ý nghĩa và vai trò rất lớn đối với việc trang trải cuộc sống thường ngày của người lao động, không những thế mà nó còn giúp cải tạo, tái sản xuất sức lao động cho xã hội sau quá trình làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, tiền lương được xác định theo như mặt kinh tế là đòn bẩy nó có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động làm cho họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình.
Chính vì vai trò rất đặc biệt của tiền lương mà trong quy định của
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Lao động 2019
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
1. Quy định về tạm ứng tiền lương theo Bộ luật lao động 2019
Trên cơ sở quy định tại Bộ luật lao động 2019 đã quy định về rất nhiều các vấn đề có liên quan đến lao động trong đó cũng có quy định đến vấn đề trả lương cho người lao động và việc người lao động có nhu cầu riêng cần dung đến tiền thì cũng có thể thực hiện việc thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thể tạm ứng một phần lương của mình trước kỳ nhân lương theo như quy định bình thường. Do đó, theo như quy định tại Điều 101
“Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.“
Từ quy định được nêu ở trên tại Điều 101 Bộ luật này thì việc tạm ứng tiền lương cho người lao động được thực hiện trên cơ sở kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động hoặc phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về việc tạm ứng lương này. Bên cạnh đó, đối với trường hợp người lao động làm việc và thực hiện việc hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng cụ thể công việc này được quy định tại khoản 3, Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019:” Hàng tháng, người lao động được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng”. Do đó, việc tạm ứng tiền lương của người lao động có thể được thực hiện theo các trường hợp dưới đây:
Thứ nhất, việc tạm ứng tiền lương cho người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 101 và Điều 128 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong hai trường hợp sau:
– Trường hợp 1: khi người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên. Mức tiền lương tạm ứng cho người lao động trong trường hợp này căn cứ vào số ngày thực tế người lao động phải nghỉ việc nhưng tối đa không quá 1 tháng lương của người lao động. Người lao động có nghĩa vụ hoàn lại số tiền lương đã được tạm ứng cho người sử dụng lao động.
Ở trường hợp này có thể cho rằng người sử dụng lao động chỉ phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để đi thực hiện nghĩa vụ công dân mà không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bởi vì, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự dài, không có tính chất tạm thời và người lao động đã được đảm bảo các chế độ từ ngân sách nhà nước.
– Trường hợp 2: Khi người lao động bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 128 sẽ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong trường hợp trên là tiền lương theo
Thứ hai là việc tạm ứng tiền lương cho người lao động được thực hiện trên cơ sở kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
Như vậy có thể thấy rằng, pháp luật lao động nước ta đã nhận thấy được mức độ cần thiết của tiền lương đối với người lao động để thực hiện việc trang trải cho cuộc sông, phục vụ các nhu cầu của cá nhân và của gia đình họ, không những thế mà tiền lương còn được dùng để tái tại sức lao động của người lao động sau quá trình làm việc của mình. Chính vì điều này, mà pháp luật đã quy định về việc tạm ứng tiền lương của người lao động khi thực hiện việc thỏa thuận về vấn đề này với người sử dụng lao động hoặc theo các quy định của pháp luật để có thể tạm ứng một phần tiền lương của mình trước thời hạn khi cần thiết.
2. Được tạm ứng lương tối đa bao nhiêu?
Cũng như đã được nêu ở mục một thì pháp luật lao động đã có quy định về việc tạm ứng tiền lương đối với mỗi trường hợp nêu trên, người lao động sẽ được tạm ứng tiền lương với một mức khác nhau. Cụ thể:
– Trường hợp hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng. Do đó, để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động, khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ: “Hàng tháng, người lao động được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng”. Điều này đồng nghĩa với việc, mức lương tạm ứng sẽ phụ thuộc vào khối lượng, số lượng công việc người lao động đã làm trong tháng. Và theo cách người lao động, làm nhiều ứng nhiều, làm ít ứng ít.
– Trường hợp thực hiện nghĩa vụ công dân: Về trường hợp này, khoản 2, điều 101 Bộ Luật Lao động mới có nêu: Mức lương tạm ứng tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 1 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Trường hợp nghỉ hàng năm, khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Trong đó, theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm. Do đó, pháp luật chỉ quy định mức lương tạm ứng tối thiểu trong trường hợp này, mà không quy định mức tối đa. Do đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để tạm ứng số tiền lớn hơn tiền lương của những ngày nghỉ.
– Trường hợp tạm đình chỉ công việc thì để người lao động có khoản thu nhập trong những ngày bị tạm đình chỉ công việc, pháp luật cho phép người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Nếu có bị xử lý kỷ luật lao động thì người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
– Trường hợp thỏa thuận được quy định tại Khoản 1, điều 101 Bộ Luật Lao động 2019 ghi nhận sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc tạm ứng tiền lương về điều kiện cũng như mức tạm ứng.
Như vậy có thể thấy, Việc Bộ luật Lao động năm 2019 đã có quy định về việc tạm ứng tiền lương của người lao động, nhưng pháp luật không quy định về việc hạn chế mức tạm ứng tiền lương tối đa trong từng trường hợp được nêu ở trên mà người lao động được tạm ứng. Chính vì việc quy định này, cho nên việc người lao động được tạm ứng tền lương bao nhiêu thì sẽ phụ thuộc vào sử thỏa thuận của các bên trong quan hệ lạo động này. Bên cạnh việc không quy định về mức tối thiểu mà người lao động có thể ứng là bao nhiêu, thì pháp luật còn quy định người sử dụng lao động không được tính lãi với số tiền tạm ứng này.