Khái quát chung về bản án dân sự sơ thẩm? Quy định về sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm?
Bản án dân sự sơ thẩm là kết quả của phiên tòa xét xử sơ thẩm và sẽ có hiệu lực nếu không có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Nhưng trong một số trường hợp bản án dân sự cần được sửa chữa, bổ sung để có thể tránh những sai sót và đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và xét xử một cách đúng đắn nhất. Vậy Quy định về sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm cụ thể như thế nào? Tại bài viết dưới đây của
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Khái quát chung về bản án dân sự sơ thẩm
Bản án dân sự sơ thẩm là văn bản tố tụng do hội đồng xét xử sơ thẩm lập, thể hiện quyết định của toà án về xét xử vụ án dân sự lần đầu. Bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tại
–
– Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của
+ Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
+ Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan;
+ Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
– Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.
Như vậy có thể thấy, pháp luật dân sự quy định về bản án sơ thẩm đầu tiên đó là bản án phải nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại vì bản án nói chung và bản án sơ thẩm vụ án dân sự nói riêng thể hiện quyền lực của nhà nước nên phải nhân danh nhà nước Việt Nam. Tiếp đến là quy định về bố cục của bản án dân sự sơ thẩm như trên quy định chúng tôi đưa ra như trên sẽ gồm có 03 phần, phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định, phần quyết định của tòa án. Trong từng phần của bản án, tòa án phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 266
2. Quy định về sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm
Tại Điều 268. Sửa chữa, bổ sung bản án Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
2. Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên thì việc sửa chữa, bổ sung bản án phải do Thẩm phán phôi hợp với Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tự tiện sửa chữa, bổ sung bản án mà không có ý kiến của Hội thẩm nhân dân, hoặc đã phát hành bản án sau đó thấy cần sửa chữa, bổ sung lại phát hành bản án khác dù cùng số, cùng ngày hay khác số, cùng một ngày, tháng, năm đều là việc làm vi phạm tố tụng.
Cũng căn cứ dựa trên quy định tại điều 268 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định việc sửa chữa, bổ sung bản án chỉ trong phạm vi sửa chữa về lỗi chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Theo đó có thể thấy phạm vi sửa chữa, bổ sung bản án như Điều 268 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định là quá hạn hẹp, dù luật quy định được bổ sung bản án, nhưng nội dung quy định thực chất chỉ ở phạm vi đính chính, sửa chữa bản án dẫn đến những trường hợp sai sót không quá nghiêm trọng hoặc chỉ là sai sót có tính kỹ năng khi thể hiện cũng không được sửa chữa, bổ sung, buộc phải kháng nghị, làm kéo dài việc kiện, gây tốn kém, lãng phí thời gian và tiền của. Theo đó pháp luật dân sự nên mở rộng các trường hợp được phép sửa chữa, bổ sung và đối với các trường hợp này muốn sửa chữa, bổ sung phải đáp ứng điều kiện cả Hội đồng xét xử cùng bàn bạc thống nhất những nội dung cần sửa chữa, bổ sung
Ví dụ cụ thể về việc sửa chữa bổ sung đối với bản án dân sự sơ thẩm như việc pháp luật phép bổ sung bản án đối với các trường hợp như tranh chấp tài sản hôn nhân theo quy định của pháp luật. Hội đồng xét xử đã quyết định đúng tất cả các vấn đề, đã xác định bên lấn chiếm phải trả lại diện tích đất lấn chiếm nhưng bỏ sót không tuyên bức tường xây trên đất lấn chiếm có phải dỡ bỏ hay không, ai là người dỡ bỏ, có phải bồi thường giá trị bức tường đó không. Nếu sai sót dạng này cho phép Hội đồng xét xử bổ sung bản án thì bớt được việc phải kháng nghị, V.V..
Theo đó, đối với những trường hợp sửa chữa, bổ sung bản án thì tại khoản 2 điều 268 Bộ luật tô tụng dân sự 2015 còn quy định khi sửa chữa bổ sung bản án “thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án”. Theo thực tế cho thấy thông qua kiểm sát hồ sơ của Tòa án cũng không có bất kỳ văn bản nào thể hiện có ý kiến của các Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử vụ án đó. Qua rà soát các văn bản pháp luật cũng chưa có hướng dẫn cụ thể việc phối hợp giữa Thẩm phán với các Hội thẩm nhân dân trong việc sửa chữa, bổ sung bản án được thực hiện như thế nào? Cần phải có biên bản lưu trong hồ sơ vụ án hay không? Hay chỉ có bản thân Thẩm phán sửa chữa, bổ sung bản án mà thôi. Nhưng theo tôi nhận thức đúng điều khoản này là nếu quyết định sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định do Thẩm phán ký đơn phương không thay mặt Hội đồng xét xử là có vi phạm nghiêm trọng cần phải xem xét hủy.
Kết luận: Dựa trên những phân tích và điều luật chúng tôi đưa ra như trên thì quy định điều luật này nhằm bảo đảm bản án đã ban hành phải nghiêm minh, tránh có sự tùy tiện sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp có sai sót nhỏ, sai sót quá rõ ràng (như lỗi về chính tả, đánh máy sai về số liệu, hay tính toán có sai sót) làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của bản án thì mới được sửa chữa, bổ sung ngược lại thì không được phép sửa chữa, bổ sung bản án.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Quy định về sửa chữa, bổ sung bản án dân sự sơ thẩm” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.