Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hành chính trong xã hội khi được phát hiện thì đều bị xử lý nghiêm minh, hậu quả do vi phạm hành chính gây ra sẽ bị khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Vậy sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 2 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có đưa ra khái niệm về sự kiện bất ngờ. Theo đó, sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính được hiểu là sự kiện mà các cá nhân và tổ chức không thể thấy trước được, đồng thời không bắt buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra.
Sự kiện bất ngờ cũng là một trong những khái niệm được ghi nhận trong Bộ luật hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về sự kiện bất ngờ, theo đó sự kiện bất ngờ được ghi nhận như sau: Người thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước được hoặc không bắt buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì người đó sẽ không cần phải chịu trách nhiệm hình sự.
Các yếu tố của sự kiện bất ngờ bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến như: hành vi gây ra hậu quả cho xã hội, cá nhân và tổ chức không thể thấy trước được hậu quả, cá nhân và tổ chức không bắt buộc phải thấy trước hậu quả đó. Vấn đề đặt ra cho người áp dụng pháp luật đó là cần phải làm rõ những yếu tố này để xác định các sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, sự kiện bất ngờ là một trong những tình tiết loại trừ trách nhiệm vi phạm hành chính.
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về những trường hợp không xử phạt chính. Theo đó, không xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp sau đây:
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính, người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi để xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022.
Theo đó thì có thể nói, sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đặc điểm của sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính:
Sự kiện bất ngờ là một trong những chế định quan trọng của vi phạm hành chính, sự kiện bất ngờ là một trong những căn cứ để không bị xử phạt vi phạm hành chính. Hay nói cách khác, thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ sẽ không xử phạt vi phạm hành chính. Sự kiện bất ngờ trong vi phạm hành chính có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, sự kiện bất ngờ là sự kiện mang cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, việc vi phạm hành chính là một trong những căn cứ để xác định có ra quyết định xử phạt hay không ra quyết định xử phạt đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, căn cứ để xem xét có xâm phạm quan hệ xã hội do pháp luật hành chính bảo vệ hay không. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về vi phạm hành chính, theo đó vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện trên thực tế, vi phạm quy định của pháp luật về trật tự quản lý nhà nước tuy nhiên không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bắt buộc phải xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, với khái niệm sự kiện bất ngờ theo quy định của pháp luật hành chính, người thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội họ không thấy trước được hậu quả và pháp luật cũng không bắt buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.
Thứ hai, sự kiện bất ngờ là sự kiện không thể thấy trước hoặc pháp luật không bắt buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra. Trong sự kiện bất ngờ, cần phải lưu ý rằng đây là hành vi gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội chứ không phải là hành vi nguy hiểm giống như trong mặt khách quan của cấu thành hành vi vi phạm. Chủ thể không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả thiệt hại do hành vi của mình gây ra hoặc tuy có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả đó tuy nhiên không có điều kiện để thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra trên thực tế. Vì vậy, trong trường hợp sự kiện bất ngờ xảy ra, việc chủ thể không thấy trước được hậu quả thiệt hại do hành vi của mình gây ra là hoàn toàn do yêu tố khách quan, việc quan tâm ở đây là hậu quả xảy ra chứ không phải hành vi thực hiện của các chủ thể. Đồng thời, người thực hiện hành vi vi phạm thực tế không mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Họ không nhận thức được rằng khi thực hiện hành vi đó thì sẽ có hậu quả xảy ra, hoặc họ không thấy trước được hậu quả và họ cũng không có nghĩa vụ phải biết trước điều đó. Nếu họ có nghĩa vụ phải biết trước điều đó và có đầy đủ điều kiện để có thể biết trước hậu quả đó thì họ có thể bị truy cứu với lỗi vô ý do cẩu thả, và trường hợp này sẽ không thuộc sự kiện bất ngờ.
Thứ ba, sự kiện bất ngờ là sự kiện không bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm. Vì đây là một trongnhững sự kiện khách quan, nằm ngoài ý chí chủ quan của con người, họ không có lỗi khi thực hiện hành vi của mình và không có lỗi khi để xảy ra hậu quả trên thực tế. Vì vậy, thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ thì sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Những hành vi nào là hành vi cấm trong xử lý vi phạm hành chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Bao gồm các hành vi cơ bản như sau:
– Xử lý vi phạm hành chính đối với những vụ việc vi phạm có yếu tố tội phạm;
– Có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để gây nhiễu sách, đòi tiền/đòi tài sản của người vi phạm, có hành vi bao che, hạn chế quyền của người có hành vi vi phạm hành chính trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, hoặc trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;
– Ban hành trái thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;
– Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm, không áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;
– Xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không khách quan vô tư, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng và không đúng thủ tục;
– Xác định hành vi vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật, không đúng hành vi vi phạm hành chính, áp dụng hình thức xử phạt hoặc mức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không đúng quy định của pháp luật, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính đó;
– Can thiệp trái quy định của pháp luật vào quá trình xử phạt vi phạm hành chính, có ai biết kéo dài thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
– Không theo dõi, kiểm tra, tổ chức hoạt động cưỡng chế thi hành xử phạt vi phạm hành chính hoặc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục hậu quả;
– Sử dụng tiền thu được từ hoạt động đóng phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật, có hành vi giả mạo, làm sai lệch thành phần hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính;
– Xâm phạm tới sức khỏe tính mạng, danh dự nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Có hành vi trốn tránh, chống đối, trì hoãn, cản trở quá trình chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính.
THAM KHẢO THÊM: