Người làm chứng, người giám định là gì? Sự có mặt của người làm chứng? Sự có mặt của người giám định?
Trong các phiên tòa xét xử vụ án hình sự, bên cạnh sự có mặt của người tiến hành tố tụng thì sự có mặt của những người tham gia tố tụng như người làm chứng, người giám định vai trò quan trọng không kém. Bộ luật tố tụng hình sự quy định về sự có mặt của người làm chứng, người giám định tại phiên tòa hình sự như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Người làm chứng, người giám định là gì?
Theo Khoản 1 Điều 66
Theo Khoản 1 Điều 68
Bộ luật tố tụng hình sự quy định sự có mặt của người làm chứng là bắt buộc nhằm đảm bảo cho quá trình xét xử được diễn ra đủ các thành phần và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
2. Sự có mặt của người làm chứng?
Theo Khoản 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“4. Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.”
Theo đó, người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trường hợp người làm chứng cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải. Quy định về dẫn giải được quy định theo Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.
Sự có mặt của người làm chứng được quy định tại Điều 293 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015:
“1. Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2.Trường hợp người làm chứng được
– Người làm chứng là người biết được các tình tiết của vụ án và được triệu tập tham gia phiên tòa để giúp cho
– Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để khai báo. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì tùy trường hợp mà Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hay hoãn phiên tòa . Cụ thể như sau:
+ Nếu người làm chứng về các vấn đề không quan trọng (nếu lời khai của họ chỉ là chung cư gián tiếp trong khi đã có các chứng cứ trực tiếp khác về tình tiết được làm chứng, họ chỉ biết về các vấn đề không liên quan đến tình tiết định tội, định khung) vắng mặt và trước đó họ đã có lời khai thì Tòa án văn tiến hành xét xử và trong giai đoạn xét hỏi.
+ Nếu người làm chứng về các vấn đề quan trọng vắng mặt liên quan đến việc bị cáo có tội hay không tội gì, khung hình phạt ra sao nhưng sự vắng mặt đó không trở ngại cho việc xét xử vì trước đó họ đã có lời khai đầy đủ, rõ ràng, ổn định hoặc về tình tiết làm chứng đã có những người làm chứng khác biết được và những người đó có mặt tại phiên tòa, thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành phiên tòa. Lời khai của người vắng mặt được chủ tọa phiên tòa công bố trong quá trình xét hỏi;
+ Nếu người làm chứng về các vấn đề quan trọng vắng mặt và sự vắng mặt đó trở ngại cho việc xét xử, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án (nếu họ là người làm chứng duy nhất, trong giai đoạn điều tra lời khai của họ thiếu nhất quán, lời khai của họ mâu thuẫn với lời khai của người tham gia tố tụng khác về cùng tình tiết của vụ án…) thì Hội đồng xét xử tùy theo trường hợp cụ thể mà quyết định dẫn giải người làm chứng hoặc hoãn phiên tòa.
– Việc dẫn giải người làm chứng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
Người làm chứng đã được triệu tập hợp lệ, không gặp khó khăn, trở ngại đến mức không thể có mặt theo giấy triệu tập được nhưng không bị ốm đau, tai nạn hay rủi ro khác;
Trong giấy triệu tập đã
Phải thuộc trường hợp nếu người làm chứng vắng mặt thì trở ngại cho việc xét xử dẫn đến phải hoãn phiên tòa.
3. Sự có mặt của người giám định?
Điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người giám định như sau:
“3. Người giám định có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.”
Theo đó người giám định là người tham gia tố tụng và có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, việc có mặt nhằm thực hiện vai trò của người giám định.
Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản được quy định tại Điều 294 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“1. Người giám định, người định giá tài sản tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.”
– Theo quy định của điều luật thì việc tham gia phiên tòa của người giám định là không bắt buộc. Tùy theo vụ án cụ thể, Tòa án có thể triệu tập hoặc không triệu tập người giám định tham gia phiên tòa.
Việc Tòa án triệu tập người giám định tham gia phiên tòa là để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án liên quan đến việc giám định nhằm xác định đúng đắn sự thật khách quan của vụ án. Thông thường Tòa án triệu tập người giám định trong các trường hợp sau đây:
+ Kết luận giám định chưa thật rõ ràng cần có sự giải thích thêm;
+ Kết luận giám định mâu thuẫn với các chứng cứ khác có trong vụ án;
+ Kết luận giám định lại hoặc giám định bổ sung khác với kết luận giám định trước đó.
– Nếu người giám định được triệu tập vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Thông thường Tòa án quyết định hoãn phiên tòa trong trường hợp kết luận giám định về các tình tiết có ý nghĩa quan trọng cho việc giải quyết vụ án nhưng chưa rõ ràng hoặc mâu thuẫn với các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án mà không thể khắc phục được nếu không có mặt người giám định để xét hỏi làm rõ, hoặc đại diện Viện kiểm sát hoặc người tham gia tố tụng khác nghi ngờ hay không đồng ý với kết luận giám định.