Các hoạt động xoay quanh vấn đề xây dựng tại Hà Nội này phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm ngặt các chủ trương, chính sách mà Nhà nước đưa ra. Dưới đây là bài phân tích về quy định số tầng và chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội.
Mục lục bài viết
1. Quy định về số tầng và chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội:
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, các hoạt động xoay quanh vấn đề xây dựng tại địa phương này phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm ngặt các chủ trương, chính sách mà Nhà nước đưa ra. Hay nói cách khác, việc xây dựng nhà ở tại Hà Nội phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc xây dựng mà pháp luật quy định.
– Về cơ bản, khi xây dựng nhà ở tại Hà Nội, người dân sẽ phải tuân thủ theo mục 5 tiểu mục 5.5 theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012T về số tầng và như sau:
+ Trong mọi trường hợp, nhà ở liên kế tại Hà Nội không được cao hơn 6 tầng; trong nhà ở liên kế không được xây cao quá 4 tầng, các ngõ (hẻm) có chiều rộng nhỏ hơn 6 m.
+ Chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng nhà đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt. Trong trường hợp cho phép có độ cao khác nhau trong một dãy nhà liên kế thì chỉ được phép xây dựng cao hơn tối đa là 2 tầng so với số tầng cao trung bình của cả dãy.
+ Chiều cao nhà ở liên kế không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 đối với trường hợp các tuyến đường, phố có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12 m. Chiều cao nhà ở liên kế được hạn chế chiều cao mặt tiền ngôi nhà bằng chiều rộng đường đối với các tuyến đường, phố có chiều rộng lớn hơn 12 m. Độ cao của nhà liên kế không vượt quá 0,6 lần chiều rộng đường (không vượt quá giao điểm giữa đường với góc vát 300) đối với những khu vực có đường nội bộ bên trong
+ Người dân chỉ được xây dựng tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m (nhà 6 tầng) đối với nhà ở có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8 m, lô đất có diện tích trên 50 m2, công trình xây dựng hai bên tuyến đường hay chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển.
+ Người dân được phép xây dựng không quá 4 tầng + tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m (1 tum) đối với nhà ở có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3 m, lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m.
+ Người dân được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hay có tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m (mái chống nóng) đối với nhà ở có chiều rộng mặt tiền từ trên 3 m đến dưới 8 m, lô đất có diện tích 40 m2 đến 50 m2, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m.
+ Đối với dãy nhà liên kế trong trường hợp có khoảng lùi thì cho phép làm tăng thêm chiều cao công trình theo độ cao tối đa được quy định về cảnh quan, duyệt trong quy hoạch xây dựng, kiến trúc của khu vực.
+ Chiều cao thông thuỷ của tầng trệt (tầng một) không < 3,6 m.
+ Chiều cao tầng một không < 2,7 m đối với nhà có tầng lửng.
+ Chiều cao giữa những tầng nhà từ tầng 2 trở lên là 3.4m tối đa
+ Đối với trường hợp ban công nhô ra khỏi lộ giới thì tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công, độ cao sàn tối đa là 3.5m; tối đa 3.8m độ cao sàn. Đồng thời, pháp luật cũng quy định về chiều cao xây dựng nhà ở trung bình của 1 tầng là 3m được xác định từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên.
– Pháp luật quy định về chiều cao xây dựng nhà ở dân dụng riêng lẻ ở Hà Nội như sau:
+ Chiều cao xây dựng nhà ở trung bình 1 tầng là 3m từ mặt sàn dưới lên đến mặt sàn trên.
+ Chiều cao giữa các tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ tại Hà Nội từ tầng 2 trở lên tối đa sẽ là 3.4m.
+ Tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công, trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới độ cao sàn tối đa là 3.5m; độ cao sàn tối đa 3.8m.
Trên đây là quy định về số tầng và chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội. Những quy định này mang tính áp dụng chung nhất, buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Đây cũng là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, xác định xem người dân có tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xây dựng hay không. Trong trường hợp vi phạm, cơ quan Nhà nước sẽ đưa ra phương hướng xử lý, xử phạt sao cho phù hợp nhất.
2. Mức xử lý hành vi vi phạm xây dựng nhà ở vượt chiều cao cho phép:
Như đã phân tích ở phần mục trên, khi xây dựng nhà ở tại Hà Nội, người dân phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về chiều cao và số tầng nêu trên. Song trên thực tế, có rất nhiều đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng nhà ở vượt chiều cao và số tầng cho phép. Với những trường hợp này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Khoản 2 Điều 15
– Đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về chiều cao xây dựng nhà phố riêng lẻ đô thị, sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.
– Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng được áp dụng đối với việc vi phạm quy định về chiều cao xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu khu di tích lịch sử – văn hóa, bảo tồn, hay công trình xây dựng khác.
– Đối với xây dựng công trình lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hay lập dự án đầu tư xây dựng, chủ thể vi phạm về chiều cao thiết kế sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
Trên đây là mức xử phạt được Nhà nước áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về xây dựng nhà ở vượt quá chiều cao, số tầng cho phép. Mức xử phạt này mang tính áp dụng chung đối với tất cả các đối tượng. Tức với từng hành vi vi phạm cụ thể, các cá nhân, tổ chức sẽ phải đứng trước mức xử phạt tương ứng mà Nhà nước đưa ra.
3. Ý nghĩa của quy định về số tầng và chiều cao xây dựng nhà ở Hà Nội:
Quy định về số tầng và chiều cao xây dựng nhà ở tại Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc trong công tác quản lý của cơ quan Nhà nước về xây dựng. Cụ thể:
– Quy định về số chiều cao, số tầng trong việc xây dựng nhà ở tại Hà Nội là quy định mang tính áp dụng chung nhất, buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Tức người dân sẽ dựa vào quy chuẩn mà Nhà nước đưa ra để điều chỉnh thiết kế của mình sao cho phù hợp và đúng nhất.
– Quy định về số tầng và chiều cao xây dựng nhà ở tại Hà Nội là cách thức, cơ sở để xác định được những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về xây dựng. Từ đó giúp Nhà nước đưa ra phương hướng xử lý kịp thời nhất.
– Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị tại nước ta. Do đó, quy định về chiều cao xây dựng nhà ở tại Hà Nội giúp đảm bảo mĩ quan đô thị, tạo nên vẻ đẹp và giá trị riêng của Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế. Đồng thời, nó còn phục vụ cho công tác đảm bảo duy trì trật tự an ninh tại Nhà nước ta.
– Đảm bảo tuân thủ chiều cao và số tầng giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền dễ dàng đưa ra các phương hướng xây dựng dự án, cơ sở hạ tầng tại Hạ Nội. Sâu sa hơn, đây chính là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển vững mạnh, toàn diện của nền kinh tế, chính trị, xã hội.
– Đồng thời, những quy định về hình thức xử phạt đối với các đối tượng vi phạm về nguyên tắc xây dựng giúp Nhà nước duy trì và đảm bảo chất lượng xây dựng tại Hà Nội một cách khách quan và toàn diện nhất.
Chính bởi những giá trị ý nghĩa trên, Nhà nước ngày càng thắt chặt công tác quản lý trong vấn đề xây dựng nhà ở tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành khác trên lãnh thổ Việt Nam nói chung. Nghĩa vụ của người dân là tuân thủ thực hiện đúng theo các quy chuẩn mà Nhà nước đưa ra.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012T về thiết kế nhà ở.