Hiện nay, các sản phẩm bảo hiểm truyền thống đã quá quen thuộc với mục tiêu bảo vệ khách hàng trước các rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. Chính vì vậy bảo hiểm liên kết chung đã được đông đảo người dùng ưu ái bởi tính linh hoạt, lợi ích cũng như độ an toàn. Vậy bảo hiểm liên kết chung là gì? Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung?
Mục lục bài viết
1. Bảo hiểm liên kết chung là gì?
Bảo hiểm liên kết chung có thể được hiểu là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mà phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Theo đó, bên mua bảo hiểm sẽ được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Có thể hiểu đơn giản, bảo hiểm liên kết chung là một dạng mới của các loại bảo hiểm nhân thọ quen thuộc trên thị trường.
Phần chi phí và quyền lợi của bảo hiểm liên kết chung sẽ được chia thành hai phần là bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Bên cạnh đó, phần lãi của việc đầu tư sẽ được quyết định dựa trên tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, song nó sẽ không thấp hơn so với tỷ suất đầu tư tối thiểu được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, số tiền bảo hiểm sẽ được linh hoạt thay đổi dựa theo đúng thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, bảo hiểm liên kết chung là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời thuộc nghiệp vụ bảo hiểm đầu tư.
2. Quy định về sản phẩm bảo hiểm liên kết chung:
2.1. Một số đặc điểm của bảo hiểm liên kết chung:
Căn cứ trên tinh thần của
+ Cơ cấu phí bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm của bảo hiểm liên kết chung được tách bạch giữa phần bảo hiểm rủi ro và phần đầu tư. Theo đó, bên mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc xác định phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Phí bảo hiểm cần đóng sẽ được tách bạch làm hai phần là phần phí bảo hiểm rủi ro gồm tử vong, thương tật,… và một phần phí đầu tư. Ngoài giá trị bảo hiểm, thì người dùng cũng có thể đóng thêm khoản phí đầu tư song nhưng không được vượt quá 5 lần mức bảo hiểm của 1 năm.
Tương tự chi phí bảo hiểm, quyền lợi của bảo hiểm cũng sẽ được tách bạch rõ ràng giữa quyền của phí rủi ro và quyền của khoản đầu tư. Theo đó, quyền lợi của bảo hiểm được tách bạch thành quyền lợi bảo hiểm rủi ro (là số tiền khách hàng được nhận khi gặp các rủi ro như tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn…) và quyền lợi đầu tư (là quyền lợi được hưởng từ phần phí bảo hiểm dành cho đầu tư).
+ Bên mua bảo hiểm được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không thấp hơn tỷ suất đầu tư tối thiểu được doanh nghiệp bảo hiểm cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, kết quả đầu tư mà khách hàng được hưởng sẽ phụ thuộc vào kết quả đầu tư của quỹ liên kết chung do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện
+ Doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng các khoản phí bảo hiểm do bên mua bảo hiểm trả theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được hưởng các khoản phí do bên mua bảo hiểm trả theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm như phí ban đầu, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ liên kết chung, phí thu khi khách hàng hủy bỏ hợp đồng… Ngoài ra, khách hàng phải được biết rõ các khoản phí mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thu và cách thức thu.
Từ những đặc điểm trên của bảo hiểm liên kết chung, có thể thấy so với hình thức bảo hiểm nhân thọ truyền thống, thì bảo hiểm liên kết chung được người dùng đánh giá cao hơn về tính linh hoạt, lợi nhuận cũng như quyền lợi của khách hàng.
2.2. Quy định về tên gọi và thiết kế sản phẩm bảo hiểm liên kết chung:
Theo quy định tại Điều 103 Nghị định 46/2023/NĐ-CP nội dung như sau:
– Về tên của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung:
+ Tên được đặt phải phù hợp với tính chất của sản phẩm bảo hiểm
+ Tên có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm liên kết chung”.
– Về thiết kế của sản phẩm bảo hiểm liên kết chung:
+ Giá trị tài khoản của hợp đồng bảo hiểm liên kết chung được hình thành từ phần phí đem đi đầu tư vào quỹ liên kết chung và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
+ Doanh nghiệp bảo hiểm phải cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung. Lưu ý doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu để bù đắp phần thâm hụt của từng tài khoản của quỹ liên kết chung so với lãi suất cam kết tối thiểu đối với trường hợp lãi suất đầu tư của quỹ liên kết chung thấp hơn so với lãi suất cam kết tối thiểu.
+ Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm liên kết chung là giá trị tài khoản của hợp đồng đó vào ngày chấm dứt hợp đồng trừ đi phí chấm dứt hợp đồng trước hạn.
2.3. Thành lập và quản lý quỹ liên kết chung:
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Nghị định 46/2023/NĐ-CP:
– Về thành lập quỹ liên kết chung:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập một quỹ liên kết chung cho tất cả các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung, quản lý riêng khỏi quỹ chủ sở hữu và các quỹ chủ hợp đồng khác và bảo đảm các tài sản hình thành từ quỹ liên kết chung được tách.
+ Quỹ liên kết chung được thành lập trước khi hợp đồng bảo hiểm liên kết chung đầu tiên được giao kết và có tổng giá trị duy trì không thấp hơn 50 tỷ đồng Việt Nam.
– Về quản lý quỹ liên kết chung:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng kết quả đầu tư tương ứng với số tiền đã đóng góp vào việc thành lập quỹ liên kết chung theo mức lãi suất công bố được áp dụng cho các chủ hợp đồng bảo hiểm liên kết chung. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đóng góp nếu vẫn đảm bảo tổng giá trị quỹ liên kết chung không thấp hơn 50 tỷ đồng Việt Nam.
+ Bên mua bảo hiểm được hưởng kết quả đầu tư tương ứng với giá trị tài khoản của mình tại quỹ liên kết chung trong mỗi năm tài chính và quy định không thấp hơn lãi suất cam kết tối thiểu quy định tại hợp đồng bảo hiểm.
+ Quỹ liên kết chung được quản lý và sử dụng đầu tư phù hợp với chế độ tài chính áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Các khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải trả:
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép tính các khoản phí sau:
– Phí ban đầu, đây được hiểu là toàn bộ các khoản phí mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép khấu trừ trước khi phí bảo hiểm được phân bổ vào quỹ liên kết chung.
– Phí bảo hiểm rủi ro, đây là khoản phí được dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.
– Phí quản lý hợp đồng bảo hiểm, đây là khoản phí để bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì hợp đồng bảo hiểm và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
– Phí quản lý quỹ, đây là khoản phí được dùng để chi trả cho các hoạt động đầu tư và quản lý quỹ liên kết chung. Trong mọi trường hợp, tỷ suất đầu tư thanh toán cho bên mua bảo hiểm không thấp hơn tỷ suất đầu tư tối thiểu đã cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.
– Phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, đây là khoản phí tính cho khách hàng khi hủy bỏ hợp đồng trước ngày đáo hạn, được dùng để bù đắp các khoản chi hợp lý có liên quan.
– Các loại phí khác (nếu có) phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phải tính toán chính xác, công bằng và hợp lý về các khoản phí nêu trên nhằm đảm bảo phù hợp với cơ sở kỹ thuật của sản phẩm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn và thông báo cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm liên kết chung phải quy định rõ các khoản phí mà bên mua bảo hiểm phải trả, bao gồm cả các mức tối đa sẽ áp dụng cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải công khai rõ ràng, đầy đủ các loại phí và mức tối đa áp dụng cho bên mua bảo hiểm trong các tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm và tài liệu minh họa bán hàng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm và trong hạn mức tối đa đã được quy định tại hợp đồng bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể thay đổi tỷ lệ các loại phí áp dụng sau khi thông báo và thỏa thuận với bên mua bảo hiểm bằng văn bản trong thời hạn ít nhất ba (03) tháng trước thời điểm chính thức thay đổi tỷ lệ các loại phí áp dụng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.