Hứa thưởng? Quy định của pháp luật về hứa thưởng? Quy định về rút lại tuyên bố hứa thưởng theo Bộ luật dân sự?
Hứa thưởng là trường hợp làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quyền đối với chủ thể khác tuy nhiên cũng có trường hợp chủ thể đưa ra lời tuyên bố với những điều kiện cụ thể nhưng khi công việc trong hứa thưởng chưa thực hiện thì họ lại rút lại lời tuyên bố đó. Vậy có được rút lại tuyên bố hứa thưởng không? Quy định về rút lại tuyên bố hứa thưởng theo Bộ luật dân sự như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Hứa thưởng
Trên thực tế chúng ta cũng có thể dễ dàng hiểu việc hứa thưởng đó là một quy định của pháp luật rất đặc biệt, việc hứa thưởng có tính đơn phương, căn cứ theo đó người hứa công khai đưa ra điều kiện, hạn mức của mình mà không phụ thuộc và các chủ thể khác và việc hứa thưởng không được trái với quy định của pháp luật và không được vi phạm những điều cấm.
2. Quy định của pháp luật về hứa thưởng
Tại Điều 570. Hứa thưởng Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Từ quy định chúng tôi nêu ra như trên có thể thấy hứa thưởng chính là hành vi pháp lý đơn phương, thể hiện ý chí ban đầu của một bên chủ thể mà không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên như hợp đồng dân sự. Việc thể hiện ý chí của bên hứa thưởng phải được thể hiện một cách công khai và chủ thể bên nhận thưởng có thể được xác định rõ ràng hoặc không xác định rõ ràng. Khi chủ thể bên nhận thưởng không được xác định cụ thể thì một người nào thực hiện công việc sẽ được coi là chấp nhận đề nghị giao kết của bên hứa thưởng. Đối với giao dịch dân sự có điều kiện thì được quy định tại điều 120 luật dân sự 2015.
” Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”
Theo đó căn cứ từ điều luật như trên được hiểu bao gồm các điều kiện đó là có thỏa thuận về điều kiện phát sinh, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ hay có tác động của một trong hai bên trực tiếp, gián tiếp có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong từng trường hợp và các điều kiện đó dự liệu khả năng có thể xảy ra nhưng không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Có 2 cách hiểu trong trường hợp này:
Cách hiểu đầu tiên đó là vì đây là một trong những giao dịch có điều kiện các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. Mà hứa thường là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể đưa ra điều kiện mà không cần thỏa thuận với một chủ thể nào khác. Như vậy, hứa thưởng không thể là giao dịch dân sự có điều kiện được, bởi phải có thỏa thuận.
Cách hiểu thứ hai, vì đây là hành vi pháp lý đơn phương cũng là giao dịch dân sự, bên cạnh sự thể hiện là một hành vi pháp lý đơn phương và có tính công khai thì khi các chủ thể khác (không giới hạn chủ thể, có thể có 1 số điều kiện nhưng không chỉ ra 1 hay bắt buộc 1 số chủ thể nào) có thể thực hiện được các điều kiện về công việc đó thì cũng được xem như việc chấp nhận giao kết đối với chủ thể hứa thưởng. Vì vậy, hứa thưởng cũng được xem như một giao dịch dân sự có điều kiện.
Ví dụ: Bà A, thông báo cho toàn thể nhân viên trong công ty, tháng sau nếu ai có thể làm tăng doanh thu công ty lên 0,5 % thì hứa sẽ tặng cho 1 chiếc Iphone 7. Nếu có 1 nhân viên nào đó hay 1 nhóm nhân viên làm được thì Bà A sẽ trả thưởng cho những người đó. Còn nếu không có 1 nhân viên nào có thể thực hiện được thì điều kiện phát sinh không có. Cách thức trả thưởng được quy định tại điều 572 bộ luật dân sự 2015.
3. Quy định về rút lại tuyên bố hứa thưởng theo Bộ luật dân sự
Tại Điều 571. Rút lại tuyên bố hứa thưởng Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy rằng việc quy định rút lại hứa thưởng nhằm đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng giữa các bên, bên hứa thưởng có thể rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng chỉ được chấp nhận khi họ . Theo quy định thì việc rút tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố và trong trường hợp vi phạm về quy định hứa thưởng này thì việc rút tuyên bố sẽ không có hiệu lực pháp luật và bên hứa thưởng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả thưởng hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đề ra.
Như vậy, pháp luật đã quy định cụ thể đối với trường hợp rút lại hứa thưởng, người hứa thưởng họ chỉ được rút lại tuyên bố hứa thưởng khi và chỉ khi một công việc nào đó mà chưa đến hạn thực hiện. Theo đó trong một số trường hợp thì công việc đang trong quá trình thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 570 Bộ luật dân sự 2015 “ người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng”.
Ví dụ, để bảo vệ quyền lợi trong trường hợp ban giám đốc công ty rút lại tuyên bố hứa thưởng khi công việc đang trong tiến độ thực hiện là vi phạm quyền và nghĩa vụ, theo đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên còn lại có thể lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:
Cách giải quyết thứ nhất đó là phải thỏa thuận lại việc thực hiện nghĩa vụ trả thưởng trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của các bên, vì bản chất của tuyên bố hứa thưởng là một hợp đồng dân sự, nên pháp luật khuyến khích và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên dựa theo nguyên tắc:
“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của thuật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.” ( Tại Điều 3 BLDS 2015)
Cách giải quyết thứ hai nếu hai bên trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận thì theo đó cá nhân có thể thực hiện việc nộp đơn khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu ban giám đốc thực hiện nghĩa vụ trả thưởng theo quy định của pháp luật. Thủ tục đi kèm với đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ đi kèm như hợp đồng, văn bản tuyên bố hứa thưởng đã ký kết ban đầu theo quy định và cả những các tài liệu, giấy tờ khác chứng minh việc bạn đã thực hiện công việc theo thỏa thuận ban đầu. Có thể thấy trên thực tế, việc khởi kiện ra Tòa án thường khá tốn kém, mất thời gian, thậm chí có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn sau này, vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kĩ trước khi thực hiện vấn đề này.
Dựa theo quy định của pháp luật đề ra và trên thực tế có thể thấy chủ thể đưa ra lời tuyên bổ hứa thưởng thường hướng tới những lợi ích vật chất, tinh thần nhất định thông quan việc yêu cầu chủ thể nào đó thực hiện một công việc nào đó và công việc này phải mang lại lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho người tuyên bố hứa thưởng. Đối với các trường hợp cụ thể như khi chủ thể đã đưa ra lời tuyên bố hứa thưởng với những điều kiện nhận thưởng nhất định, nhưng khi công việc trong hứa thưởng chưa được thực hiện thì người tuyên bố hứa thưởng mà chủ thể đó lại rút lại lời tuyên bố hứa thưởng đó. Theo đó thì việc chủ thể rút lại tuyên bố hứa thưởng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong các nguyên nhân đó chính là người tuyên bố hứa thưởng có thể nhận thấy công việc trong hứa thưởng dù có được thực hiện cũng không mang lại cho mình những lợi ích mong muốn trên thực tế, tức là chủ thể không đạt được mục đích của việc tuyên bố hứa thưởng ban đầu.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy định về rút lại tuyên bố hứa thưởng theo Bộ luật dân sự và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.