Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại là một vấn đề quốc tế quan trọng, vì doanh nghiệp thương mại hoạt động trên phạm vi toàn cầu và phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến bản quyền, nhãn hiệu,...trong nhiều quốc gia khác nhau. Vậy quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vai trò về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế đối với các nhà xuất khẩu:
Vai trò về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế đối với những nhà xuất khẩu bao gồm:
– Độc quyền: Quyền sở hữu trí tuệ mang lại sự độc quyền cho những tính năng kỹ thuật nhất định của sản phẩm, cho phép các chủ sở hữu có thể ngăn ngừa hoặc ngăn không cho những người khác sử dụng các tính năng kỹ thuật đó nhằm mục đích thương mại ở trên thị trường. Điều này giúp những doanh nghiệp kiểm soát được việc sử dụng nhãn hiệu và những đặc điểm có tính đổi mới và sáng tạo của các sản phẩm của mình và tăng cường vị thế cạnh tranh của của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu.
– Ngăn chặn việc làm giả: Nếu như sản phẩm được xuất khẩu thành công sang một thị trường nhất định, điều đó có nghĩa là sớm muộn gì thì những đối thủ cạnh tranh cũng sẽ sản xuất ra các sản phẩm giống hoặc tương tự để cạnh tranh với những sản phẩm liên quan. Nếu như không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ thật khó hoặc là không thể ngăn chặn được việc làm giả hàng hoá và việc tổn thất về lợi nhuận có thể là đáng kể.
– Tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác: Việc không quan tâm đến những vấn đề sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến thiệt hại lớn hoặc gây phá sản nếu như sản phẩm bị cho là xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người khác ở trên thị trường xuất khẩu. Thậm chí, nếu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc là nhãn hiệu không được bảo hộ ở nước sở tại thì điều này không có nghĩa là không có một ai bảo hộ chúng ở trên thị trường xuất khẩu. Một sản phẩm có những đặc điểm chức năng hoặc thẩm mỹ có thể không được bảo hộ ở nước sở tại nhưng sẽ lại được bảo hộ dưới dạng những quyền sở hữu trí tuệ bởi người khác trên thị trường xuất khẩu. Điều tương tự cũng xảy ra đối với nhãn hiệu.
– Tiếp cận thị trường mới thông qua li-xăng, nhượng quyền thương mại, liên doanh: Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường mới một cách dễ dàng thông qua những hợp đồng li-xăng, nhượng quyền thương mại, thành lập liên doanh hoặc là ký kết
– Bảo hộ các cải tiến đối với sản phẩm: Việc cải tiến các sản phẩm, kiểu dáng, thương hiệu hoặc là bao bì sản phẩm để thích ứng với những thị trường xuất khẩu mà đòi hỏi về nỗ lực sáng tạo và/hoặc đổi mới nhất định thì có thể sẽ được bảo hộ bởi các quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm sự độc quyền đối với những cải tiến đó.
– Đàm phán với nhà phân phối, nhập khẩu hoặc những đối tác khác: Việc đàm phán ký kết hợp đồng với những nhà phân phối, nhập khẩu hoặc các đối tác khác phải lưu ý đến những vấn đề sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nếu sản phẩm sẽ được sản xuất ở nước ngoài hoặc sẽ được cải tiến, đóng gói hoặc phân phối bởi các đối tác nước ngoài.
– Tiếp thị sản phẩm: Việc tiếp thị sản phẩm sẽ dựa nhiều vào các hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, được thể hiện chủ yếu là ở nhãn hiệu gắn vào các sản phẩm đó mà nếu như không được bảo hộ thì sẽ không thể hoặc là rất khó thực thi khi bị đối thủ cạnh tranh sao chép hay bắt chước.
– Thời điểm tham gia vào những hội chợ và triển lãm thương mại: Thời điểm tham gia vào những hội chợ và triển lãm thương mại sẽ phụ thuộc vào việc đã thực hiện đăng ký sáng chế hoặc kiểu dáng sản phẩm của mình hay là chưa vì việc bộc lộ sớm sản phẩm có tính sáng tạo có thể sẽ dẫn đến việc mất tính mới và gây ra khó khăn cho bạn khi nộp đơn đăng ký sau đó. Việc tham gia những hội chợ và triển lãm thương mại cũng có thể mang lại khá nhiều rắc rối nếu sản phẩm được trưng bày của mình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
– Xác định giá của sản phẩm: Giá sản phẩm sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ mà thương hiệu hoặc là nhãn hiệu được thừa nhận hay đánh giá bởi nhiều người tiêu dùng trên thị trường xuất khẩu, và mức độ cạnh tranh mà sản phẩm sẽ gặp phải từ những sản phẩm trùng hoặc tương tự.
– Huy động vốn: Trong quá trình huy động vốn, việc sở hữu nhiều các bằng độc quyền sáng chế đối với những tính năng kỹ thuật sáng tạo của sản phẩm thường là rất hữu ích ở trong việc thuyết phục những nhà đầu tư, các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc là ngân hàng tin tưởng vào các cơ hội kinh doanh có được đối với sản phẩm.
2. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế tại thị trường xuất khẩu:
Thủ tục để nhận được bảo hộ sở hữu trí tuệ là khác nhau đáng kể giữa các nước khác nhau và một điều quan trọng là phải có đầy đủ các thông tin về những thủ tục đăng ký và pháp luật của quốc gia ở mỗi giai đoạn của quá trình nộp đơn đăng ký, cũng như là khi xin cấp li-xăng hoặc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, đơn nói chung sẽ phải được nộp bằng những ngôn ngữ quốc gia, nên thường phát sinh một số các chi phí quan trọng liên quan đến việc dịch tài liệu kỹ thuật như là tài liệu về sáng chế. Nhiều quốc gia yêu cầu người nộp đơn sẽ phải có luật sư hoặc đại diện sở hữu trí tuệ để đại diện cho họ ở trong quá trình nộp đơn. Có ba cách đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, đó chính là: con đường quốc gia, con đường khu vực và con đường quốc tế. Cụ thể như sau:
2.1. Con đường quốc gia:
Có thể lựa chọn đăng ký bảo hộ ở từng quốc gia riêng biệt bằng cách là nộp đơn trực tiếp cho những Cơ quan sở hữu trí tuệ của những quốc gia đó. Đơn có thể phải được dịch sang ngôn ngữ quy định, thường là ngôn ngữ chính thức của chính quốc gia đó. Đương nhiên, sẽ phải nộp lệ phí nộp đơn quốc gia và, đặc biệt đối với sáng chế thì có thể phải uỷ quyền cho luật sư hay tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ để giúp chắc chắn được rằng đơn đã đáp ứng những yêu cầu của quốc gia đó. Một số quốc gia cũng sẽ yêu cầu phải có thuê tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp.
2.2. Con đường khu vực:
Một số quốc gia đã thiết lập những thỏa thuận khu vực để có được sự bảo hộ sở hữu trí tuệ trong toàn bộ lãnh thổ của chính khu vực đó, với việc chỉ nộp một đơn đăng ký duy nhất. Những cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực bao gồm:
– EPO;
– OHIM;
– ARIPO;
– OAPI;
– EAPO;
– Cơ quan Nhãn hiệu Benelux & Cơ quan Kiểu dáng công nghiệp Benelux;
– Cơ quan Sáng chế của Hội đồng hợp tác các quốc gia Ả-rập vùng Vịnh.
2.3. Con đường đường quốc tế:
Các hệ thống ký và nộp đơn quốc tế do WIPO quản lý đã đơn giản hoá đáng kể về những thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ đồng thời ở nhiều quốc gia. Những hệ thống bảo hộ quốc tế do WIPO quản lý gồm có ba cơ chế khác nhau bảo hộ đối với từng loại quyền sở hữu công nghiệp.