Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là khái niệm để chỉ các tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh cho các cuộc biểu diễn, hoặc âm thanh/hình ảnh khác. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Theo đó:
(1) Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình độc quyền có quyền thực hiện các quyền sau đây, hoặc cũng có quyền cho phép các tổ chức/cá nhân thực hiện các quyền cơ bản sau đây:
+ Có quyền sao chép toàn bộ bản ghi âm, sao chép một phần bản ghi âm, sao chép một phần/sao chép toàn bộ bản ghi hình của mình bằng bất kỳ phương tiện kĩ thuật nào, hoặc bất kỳ hình thức nào;
+ Phân phối, nhập khẩu để phân phối ra công chúng thông qua hoạt động mua bán, thông qua hình thức chuyển giao quyền sở hữu đối với bản gốc, chuyển giao quyền sở hữu đối với bản sao của bản ghi âm, bản ghi hình dưới dạng hữu hình, hoặc dưới bất kỳ hình thức hợp pháp nào khác;
+ Cho thuê thương mại tới công chúng đối với các bản gốc, bản sao của bản ghi âm, bản gốc/bản sao của bản ghi hình thuộc quyền sở hữu của mình, trong đó bao gồm cả trường hợp sau khi đã được phân phối bởi nhà sản xuất hoặc bởi sự cho phép của các nhà sản xuất;
+ Có quyền phát sóng đến công chúng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, bản ghi hình thuộc quyền sở hữu của mình, trong đó bao gồm cả hoạt động cung cấp tới công chúng bản ghi âm, bản ghi hình theo cách thức mà công chúng có thể tiếp cận dễ dàng tại địa điểm và thời gian do họ tự lựa chọn.
(2) Các tổ chức và cá nhân khi tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng một quyền, một số quyền hoặc toàn bộ quyền theo phân tích nêu trên bắt buộc phải được sự cho phép của chủ sở hữu hợp pháp quyền đối với bản ghi âm, bản ghi hình, đồng thời cần phải trả tiền bản quyền, trả các khoản quyền lợi vật chất khác phù hợp với quy định của pháp luật cho chủ sở hữu quyền của bản ghi âm/ghi hình theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoặc theo sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp pháp luật không có quy định.
(3) Chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, sở hữu quyền đối với bản ghi hình sẽ không có quyền ngăn cấm tổ chức và cá nhân thực hiện một trong những hành vi sau đây:
+ Thực hiện hành vi sao chép bản ghi âm, sao chép bản ghi hình nhằm mục đích thực hiện các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật xã hội trí tuệ, sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ nhất định, trong quá trình hoạt động của các trang thiết bị kỹ thuật để chuyển phát trong phạm vi mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian, hoặc sử dụng hợp pháp các bản ghi âm, sử dụng hợp pháp bản ghi hình, không có mục đích kinh tế độc lập hoặc tìm kiếm lợi nhuận thương mại, bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi;
+ Phân phối lần tiếp theo phải nhập khẩu hướng tới mục tiêu phân phối đối với bản gốc, bản sao của bản ghi âm/bản ghi hình đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện hoạt động phân phối.
Theo đó, nhà sản xuất đối với bản ghi âm/ghi hình sẽ được thực hiện một số quyền cơ bản nêu trên.
2. Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ. Theo đó bao gồm:
(1) Cuộc biểu diễn được bảo hộ khi cuộc biểu diễn đó thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Cuộc biểu diễn được thực hiện do công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc thực hiện tại nước ngoài;
+ Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ của Việt Nam;
+ Cuộc biểu diễn được định hình trên các bản ghi âm/ghi hình được bảo hộ căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
+ Các cuộc biểu diễn chưa được định hình trên các bản ghi âm, chưa được định hình trên bản ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
+ Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo nội dung trong điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Bản ghi âm, bản ghi hình được bảo hộ khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Bản ghi âm, ghi hình của các nhà sản xuất bản ghi âm/ghi hình có quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Bản ghi âm, bản ghi hình của các nhà sản xuất được bảo hộ theo nội dung ghi nhận trong điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(3) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mạng, chương trình được mã hóa được bảo hộ khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mạng, chương trình được mã hóa của các tổ chức phát sóng mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang, các chương trình được mã hóa của các tổ chức phát sóng được bảo hộ theo nội dung trong Điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó thì có thể nói, bản ghi âm/ghi hình sẽ được bảo hộ khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.
3. Những hành vi nào xâm phạm quyền liên quan?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về hành vi xâm phạm đến quyền liên quan. Theo đó bao gồm:
-
Hành vi xâm phạm đến quyền của người biểu diễn căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
-
Có hành vi xâm phạm đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
-
Có hành vi xâm phạm đến quyền của tổ chức phát sóng căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
-
Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
-
Có hành vi cố tình hủy bỏ, cố tình làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của mình;
-
Sản xuất, phân phối, quảng bá, mua bán, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê, tàng trữ hướng tới mục tiêu thương mại đối với các trang thiết bị, sản phẩm, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết các trang thiết bị, sản phẩm đó được sản xuất nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền liên quan;
-
Có hành vi cố tình xóa bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền tuy nhiên không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan khi biết, có cơ sở để viết quá trình thực hiện hành vi đó sẽ tạo ra khả năng thuận lợi, che giấu hành vi xâm phạm đến quyền liên quan trái quy định của pháp luật;
-
Có hành vi lắp ráp, biến đổi, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, chào bán, cho thuê các loại trang thiết bị máy móc, hệ thống khi biết/hoặc có cơ sở để biết các trang thiết bị máy móc, hệ thống đó giải mã trái phép các chương trình tín hiệu vệ tinh, hoặc chủ yếu để giúp đỡ cho quá trình giải mã trái phép tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;
-
Có hành vi cố tình thu thập, tiếp tục phân phối các loại tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã không được sự cho phép của người phân phối hợp pháp;
-
Không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, thực hiện trái quy định của pháp luật nhằm mục đích miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian căn cứ theo quy định tại Điều 198b của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 Luật Sở hữu trí tuệ.
THAM KHẢO THÊM: