Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Luật hôn nhân và gia đình 2015 quy định về quyền bình đằng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân, được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân:
Nội dung về quyền nhân thân giữa vợ và chồng chính là những lợi ích tinh thần, tình cảm, không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài sản. Nghĩa vụ và quyền nhân thân bao gồm cả tình yêu, sự hòa thuận, sự tôn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, các con và những thành viên trong gia đình. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng theo luật định được quy định như sau:
1.1. Nghĩa vụ và quyền thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng:
Điều 19
– Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Mục đích của việc kết hôn là xây dựng một gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Để hôn nhân đạt được mục đích đó thì điều cơ bản nhất là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương nhau, chung thủy với nhau, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau nhau cùng tiến bộ. Tình yêu và sự chung thủy với chính là hai yếu tố giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc
– Vợ chồng phải quý trọng lẫn nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, bền vững. Sự quý trọng chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối nhau.
1.2. Nghĩa vụ và quyền thể hiện quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng:
– Vợ và chồng có quyền bình đẳng về mọi mặt trong gia đình:
+ Điều 17
+ Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình được thể hiện rõ nét ở nghĩa vụ và quyền của họ trong việc nuôi dạy con cái. Vợ và chồng đều bình đẳng với nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình lành mạnh. Cha mẹ phải quan tâm chăm sóc, chăm lo cho sự phát triển của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành người con hiếu thảo của gia đình và là công dân có ích cho xã hội
+ Vợ và chồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi họ không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái
+ Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong việc đại diện cho nhau trước pháp luật. Điều này được quy định dựa trên cơ sở của bộ luật dân sự về đại diện, Luật hôn nhân và gia đình đã quy định vợ chồng có thể đại diện cho nhau theo ủy quyền hoặc theo pháp luật. Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau trong xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch (Điều 24
+ Vợ chồng cũng có thể đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện để làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật của người đó (Khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
+ Quyền bình đẳng của vợ chồng còn được thể hiện trong việc yêu cầu ly hôn. Vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho họ được ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
– Vợ và chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú:
+ Tại Điều 20
– Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
Với tư cách là công dân của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì vợ và chồng hoàn toàn có quyền được hưởng đầy đủ các quyền lựa chọn nghề nghiệp, quyền tham gia vào hoạt động kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội Vợ và chồng nên bàn bạc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau trong việc lựa chọn nghề nghiệp, học tập hoặc tham gia các hoạt động khác theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Tôn trọng tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng.
+ Tại Điều 24 Hiến pháp 2013 khẳng định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
+ Tại Điều 22 Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Do đó, vợ và chồng phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhau. Những quy định này nhằm xóa bỏ hiện tượng xảy ra trong thực tế là nhiều người lấy danh nghĩa vợ, chồng đã cấm hoặc cản trở quyền tự do tín ngưỡng của bên kia, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp thừa nhận mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình. Trên thực tế không ít các trường hợp, vợ chồng mâu thuẫn dẫn đến ly hôn vì lý do bất đồng về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất:
Tại Điều 29
+ Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. , không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Như vậy về nguyên tắc thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc xây dựng, phát triển và duy trì khối tài sản , đồng thời họ cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất
+ Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập. thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung được đưa vào kinh doanh. khi muốn đưa tài sản chung của vợ chồng vào việc kinh doanh thì vợ chồng phải thỏa thuận với nhau, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.
+ Đối với những trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp mua bán bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý và sử dụng tài sản chung. Vợ, chồng sử dụng tài sản chung của vợ chồng được đương nhiên coi là có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
Trong trường hợp vợ, chồng sống xa nhau vì lý do chính đáng không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Bộ luật dân sự 2015
+ Luật hôn nhân và gia đình 2014