Khái quát về cấp thị thực tại cửa khẩu cho người nước ngoài? Quy định về quy trình cấp thị thực tại cửa khẩu cho người nước ngoài?
Người nước ngoài để được nhập cảnh vào Việt Nam sinh sống, làm việc thì bắt buộc phải có các điều kiện nhất định, trong đó, về hình thức, cá nhân đó phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực. Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể về các nội dung này, điển hình là quy định về hoạt động cấp thị thực- đây là mang tính phức tạp hơn và thông thường được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về cấp thị thực trong một trường hợp đặc biệt là: cấp thị thực tại cửa khẩu cho người nước ngoài.
Cơ sở pháp lý: Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. (sau đây gọi tắt là Luật Xuất, Nhập cảnh)
Mục lục bài viết
1. Khái quát về cấp thị thực tại cửa khẩu cho người nước ngoài?
Người nước ngoài được giải thích một cách thống nhất là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch. Như vậy, theo định nghĩa này, người nước ngoài bao gồm 02 loại:
– Người nước ngoài có quốc tịch nước ngoài là người có quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam. (Khoản 1, Điều 3,
– Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. (Khoản 2, Điều 3,
Theo giải thích tại Khoản 10 Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: “Cửa khẩu là nơi người nước ngoài được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.” Như vậy, cửa khẩu chính là “cánh cửa” để người nước ngoài được đi vào hoặc đi ra lãnh thổ Việt Nam. Cửa khẩu ở Việt Nam được chia thành các loại: cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường biển, cửa khẩu đường hàng không và cửa khẩu đường sắt.
Theo quy định của pháp luật, người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam về nguyên tắc phải có thị thực hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (Khoản 11, Điều 3, Luật xuất, nhập cảnh).
Cấp thị thực tại cửa khẩu là việc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu trong một số trường hợp luật định.
2. Quy định về quy trình cấp thị thực tại cửa khẩu cho người nước ngoài?
Trước khi tìm hiểu về quy trình cấp thị thực tại cửa khẩu cho người nước ngoài, tác giả sẽ có sự phân tích về các trường hợp cấp thị thực tại cửa khẩu. Theo đó, tại Điều 8 Luật xuất, nhập cảnh quy định 06 trường hợp:
Trường hợp 1: Xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam. Đây là trường hợp người nước ngoài đi từ nước không có quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cụ thể đây là quốc gia mà Việt Nam không đặt cơ quan đại diện theo thỏa thuận. Trường hợp này đặt ra là hoàn toàn cần thiết, trước số lượng các quốc gia lớn trên thế giới mà việc thiết lập quan hệ lại không thể toàn diện, nên việc cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách cấp thị thực tại cửa khẩu là hợp lý và hiệu quả.
Trường hợp 2: Trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài trong việc xin thị thực, bởi trước đó, họ có thể phải thực hiện việc xin thị thực tại các quốc gia khác và việc cho phép cấp thị thực tại chỗ làm giảm bớt thời gian, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trường hợp 3: Vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức. Đây là quy định phù hợp với thông lệ quốc tế và các nước trong khu vực, đóng vai trò quan trọng, góp phần thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, không phân biệt quốc tịch khách du lịch, không hạn chế số lượng khách du lịch xin cấp thị thực. Thị thực du lịch cấp tại cửa khẩu quốc tế qua xét duyệt nhân sự, đã hạn chế người nước ngoài lợi dụng du lịch có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, cư trú bất hợp pháp và có những hoạt động không lành mạnh, ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc, đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Trường hợp 4: Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác.
Theo giải thích tại Khoản 4, Điều 3
Trường hợp này không chỉ được ghi nhận tại Luật xuất, nhập cảnh mà còn được quy định trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam, nhằm quản lý các thuyền viên nước ngoài. Việc cấp thị thực tại cửa khẩu trong trường hợp này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân cũng phù hợp với việc có thể nhập cảnh ở một cửa khẩu khác cũng theo hình thức cấp thị thực tại cửa khẩu.
Trường hợp 5: Vào để dự tang lễ thân nhân hoặc thăm người thân đang ốm nặng. Việc nhập cảnh này thường không có sự chuẩn bị từ trước, đột ngột, do đó, việc xin thị thực từ trước dường như không hợp lý và khả quan, từ đó, quy định này được đặt ra nhằm đáp ứng thực tiễn đời sống và cũng tạo điều kiện cho người nước ngoài, vừa nhanh chóng lại thể hiện sự nhân văn, hơn nữa việc dự tang lễ hoặc thăm người thân thì thời gian lưu trú không dài.
Trường hợp 6: Vào Việt Nam tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do đặc biệt khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Đây là các cá nhân nước ngoài có hoạt động chuyên môn và phải được có sự đề nghị của cơ quan có thẩm quyền. Đây cũng là hoạt động nhập cảnh không có sự tính trước, vì vậy, việc cấp thị thực tại cửa khẩu đảm bảo tính nhanh chóng, khẩn cấp, giải quyết được các vấn đề về nhập cảnh, giúp cá nhân thực hiện hoạt động xử lý hiệu quả và tối ưu.
Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài có quyền đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu, khi đó cần nêu rõ cửa khẩu, thời gian nhập cảnh và lý do đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu.
Thẩm quyền cấp thị thực tại cửa khẩu: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Cục Quản lý xuất nhập cảnh). Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu với thông báo về việc cấp thị thực tại cửa khẩu của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Trình tự, thủ tục cấp thị thực tại cửa khẩu khá đơn giản, điều này nhằm đảm bảo đúng tinh thần và yêu cầu đặt ra đối với các trường hợp được cấp thị thực tại cửa khẩu theo luật định. Theo đó, tại Khoản 2, Điều 18 Luật xuất, nhập cảnh quy định: “Người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, khai tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh tại đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh. Trẻ em dưới 14 tuổi được khai chung với tờ khai đề nghị cấp thị thực của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.“
Giải thích về một số loại giấy tờ cần chuẩn bị:
– Hộ chiếu (giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp (xem xét đến cả giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu).
– Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. (Khoản 3, Điều 3, Luật xuất, nhập cảnh).
– Mẫu tờ khai NA1, được quy định tại
Việc cấp thị thực cho trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện theo nguyên tắc tại Khoản 2, Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019: “2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây: a) Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;”
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu các quy định về cấp thị thực tại cửa khẩu cho người nước ngoài, tác giả nhận thầy còn có những hạn chế nhất định, đó là việc không chi tiết hóa hay giải thích cụ thể về các trường hợp cấp thị thực tại cửa khẩu, điều này có thể sẽ dẫn đến những khó khăn trong quá trình xác định. Tuy nhiên, điểm tích cực có thể thấy là quy trình thực hiện đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế và cũng là bước mở rộng trong việc cho phép người nước ngoài dễ dàng vào Việt Nam hơn.