Quy định về quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Quy định về quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
I. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 24a/2015/NĐ-CP.
II. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 16, Nghị định 24a/2015/NĐ-CP Về Quản lý vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng bao gồm quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu và quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Những vấn đề liên quan đến trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thẩm định, cả 3 loại quy hoạch trên đều thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Nghị định 24a/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
*Về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt:
Thứ nhất, ghi danh mục, lập kế hoạch vốn xây dựng đề cương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, triển khai lập quy hoạch theo các bước:
1. Tổng hợp các kết quả Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, phân tích, đánh giá tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
2. Xây dựng báo cáo và các tài liệu liên quan.
3. Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch.
4. Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
*Về hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
Thứ nhất, báo cáo chính quy hoạch gồm căn cứ pháp lý, thuyết minh, các bản đồ, phụ lục.
Thứ hai, báo cáo tóm tắt quy hoạch.
Thứ ba, các tài liệu có liên quan.
Thứ tư, báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Thứ năm, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC).
Thứ sáu, dự thảo tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.
*Về hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Bao gồm:
Thứ nhất, hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
Thứ hai, văn bản thẩm định quy hoạch.
Thứ ba, báo cáo tiếp thu, giải trình theo văn bản thẩm định.
Thứ tư, tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.
Tuy nhiên, đối với một số vấn đề khác trong quá trình quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng, mỗi loại quy hoạch khác nhau thì sẽ áp dụng các quy định khác nhau. Cụ thể:
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng:
a. Căn cứ lập quy hoạch:
Thứ nhất, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.
Thứ hai, nhu cầu khoáng sản làm xi măng cho chế biến và sử dụng cả nước.
Thứ ba, tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng.
Thứ tư, kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm xi măng của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến.
b. Nội dung quy hoạch:
Thứ nhất, điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng.
Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
Thứ ba, xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm xi măng và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch.
Thứ tư, khoanh định chi tiết khu vực mỏ khoáng sản làm xi măng cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm xi măng được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
Thứ năm, xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm xi măng.
Thứ sáu, giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
Thứ bảy, đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.
c. Trách nhiệm lập quy hoạch: Bộ Xây dựng.
d. Thẩm quyền thẩm định và nội dung thẩm định:
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định: Bộ Xây dựng.
Nội dung thẩm định:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý để lập quy hoạch.
Thứ hai, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch.
Thứ ba, sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan.
Thứ tư, sự phù hợp các nội dung của quy hoạch.
Thứ năm, tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm xi măng.
Thứ sáu, các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch.
Thứ bảy, sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
e. Thẩm quyền phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu:
a. Căn cứ lập quy hoạch:
Thứ nhất, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.
Thứ hai, nhu cầu khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu cho chế biến và sử dụng cả nước.
Thứ ba, tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.
Thứ tư, kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược.
b. Nội dung quy hoạch:
Thứ nhất, điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.
Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
Thứ ba, xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch.
Thứ tư, khoanh định chi tiết khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
Thứ năm, xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.
Thứ sáu, giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
Thứ bảy, đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.
c. Trách nhiệm lập quy hoạch: Bộ Xây dựng.
d. Thẩm quyền thẩm định và nội dung thẩm định:
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định: Bộ Xây dựng.
Nội dung thẩm định:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý để lập quy hoạch.
Thứ hai, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch.
Thứ ba, sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan.
Thứ tư, sự phù hợp các nội dung của quy hoạch.
Thứ năm, tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.
Thứ sáu, các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch.
Thứ bảy, sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
e. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:
a. Căn cứ lập quy hoạch:
Thứ nhất, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương.
Thứ hai, nhu cầu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho chế biến và sử dụng của địa phương.
Thứ ba, tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Thứ tư, kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược.
b. Nội dung quy hoạch:
Thứ nhất, điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương.
Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
Thứ ba, xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch.
Thứ tư, khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó thể hiện cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
Thứ năm, xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương.
Thứ sáu, giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.
Thứ bảy, đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.
c. Trách nhiệm lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
d. Thẩm quyền thẩm định và nội dung thẩm định:
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nội dung thẩm định:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý để lập quy hoạch.
Thứ hai, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch.
Thứ ba, sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương và các quy hoạch khác có liên quan.
Thứ tư, sự phù hợp các nội dung của quy hoạch.
Thứ năm, tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Thứ sáu, các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch.
Thứ bảy, sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
e. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.