Quảng cáo trên mạng thông tin máy tính có phải xin cấp phép không? Thủ tục cấp phép quảng cáo trên mạng thông tin máy tính ra sao?
Quảng cáo trên mạng thông tin máy tính có phải xin cấp phép không? Thủ tục cấp phép quảng cáo trên mạng thông tin máy tính ra sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi. Theo Pháp lệnh quảng cáo, thì muốn quảng cáo trên mạng thông tin máy tính cần xin cấp phép. Vậy nếu doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo, thì ngay từ khi thành lập cần xin cấp phép và được áp dụng cho toàn bộ hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp; hay đối với từng hợp đồng quảng cáo chúng tôi phải xin cấp phép riêng và giấy phép chỉ có hiệu lực đối với hoạt động quảng cáo trong hợp đồng đó. Và theo
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Luật quảng cáo 2012, Pháp lệnh quảng cáo 2001 đã hết hiệu lực thi hành. Luật quảng cáo 2012 đã có nhiều quy định mới so với Pháp lệnh quảng cáo 2001, chẳng hạn đối với một số phương thức quảng cáo, cá nhân, tổ chức sẽ không phải xin cấp giấy phép quảng cáo, tuy nhiên, đối với hình thức quảng cáo trên mạng thông tin máy tính vẫn phải thực hiện thủ tục xin cấp phép.
Căn cứ vào quy định tại Luật quảng cáo 2012, Nghị định 181/2013/NĐ-CP, Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL và Thông tư liên tích 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD, trình tự, thủ tục cấp phép quảng cáo trên mạng thông tin máy tính thực hiện như sau:
* Trình tự, thủ tục:
– Sản phẩm quảng cáo thực hiện trên mạng thông tin máy tính (bao gồm cả mạng kinh doanh dịch vụ quảng cáo và trang tin điện tử website) không phân biệt chủ mạng là pháp nhân Việt Nam hay pháp nhân nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Cục Văn hoá – Thông tin cơ sở trước khi thực hiện quảng cáo cụ thể:
– Quảng cáo trên mạng thông tin máy tính phải gửi sản phẩm quảng cáo đến Bộ Văn hoá – Thông tin trước khi thực hiện quảng cáo ít nhất mười ngày làm việc;
– Quảng cáo trên màn hình đặt nơi công cộng phải gửi sản phẩm quảng cáo đến Sở Văn hoá
– Thông tin trước khi thực hiện quảng cáo ít nhất 10 làm việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được sản phẩm quảng cáo, nếu Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc Sở Văn hoá – Thông tin không đồng ý với sản phẩm quảng cáo thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì được thực hiện sản phẩm quảng cáo mà mình đã gửi.
– Trường hợp Cục Văn hoá – Thông tin cơ sở có yêu cầu sửa đổi sản phẩm quảng cáo trước khi đưa nên mạng thông tin máy tính thì người thực hiện quảng cáo có trách nhiệm sửa đổi theo yêu cầu của Cục Văn hoá – Thông tin cơ sở. Trường hợp người thực hiện quảng cáo không nhất trí với yêu cầu sửa đổi sản phẩm quảng cáo thì Cục Văn hoá – Thông tin cơ sở có quyền không cho phép thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính.
– Trong trường hợp đó người thực hiện quảng cáo có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật; Tối đa không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin hoặc Sở Văn hoá – Thông tin phải cấp giấy phép thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (phụ lục 3), Sở Văn hoá – Thông tin phải gửi bản sao giấy phép tới Phòng Văn hoá – Thông tin quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện quảng cáo.
– Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thực hiện quảng cáo mà người xin giấy phép không thực hiện thì giấy phép không còn hiệu lực.
* Hồ sơ đăng ký thực hiện quảng cáo trên mạng máy tính gồm có:
– Đăng ký thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, số lượng sản phẩm quảng cáo, thời gian thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính (Theo mẫu).
– Bản sao có giá trị pháp lý giấy phép cung cấp thông tin trên mạng thông tin máy tính (ICP) hoặc giấy phép lập trang tin điện tử (Website).
– Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo (đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mạng thông tin máy tính).
– Đĩa hoặc sản phẩm có chứa các sản phẩm quảng cáo (02 bản).
>>> Luật sư
Thứ hai, mặc dù doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo, tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định đối với các sản phẩm, dịch vụ hoặc phương tiện quảng cáo nào phải xin cấp giấy phép thì doanh nghiệp bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép riêng đối với từng trường hợp đó và đương nhiên giấy phép chỉ có hiệu lực đối với hoạt động quảng cáo trong hợp đồng giữa doanh nghiệp bạn và khách hàng. Trừ các trường hợp pháp luật không quy định phải xin cấp giấy phép quảng cáo thì doanh nghiệp bạn chỉ cần ký hợp đồng thực hiện dịch vụ quảng cáo với bên khách hàng hoặc thông báo đối với cơ quan có thẩm quyền là Sở Văn hóa-Thông tin, Bộ Văn hóa – Thông tin về việc thực hiện quảng cáo đối với sản phẩm, dịch vụ đó (chẳng hạn quảng cáo trên băng rôn, khẩu hiệu, quảng cáo trên phương tiện giao thông…).
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.