Hiện nay, quản lý xuất khẩu vật liệu xây dựng ngày càng được chú trọng Vậy quy định về quản lý xuất khẩu vật liệu xây dựng mới nhất? Khoáng sản nào được sử dụng để làm vật liệu xây dựng xuất khẩu?
Mục lục bài viết
1. Nội dung quản lý vật liệu xây dựng:
1.1. Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng:
Căn cứ Điều 4,
– Để phục vụ tốt trong việc quản lý, điều hành phát triển vật liệu xây dựng thì chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được lập nên để đảm bảo vấn đề này. Chiến lược phát triển cần đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu;
Qúa trình xây dựng chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được đem ra là cơ sở để xây dựng những nội dung liên quan đến phát triển lĩnh vực này trong quy hoạch ngành quốc gia, việc quy hoạch vùng, và quy mô nhỏ hơn là quy hoạch tỉnh;
Ngoài ra, xây dựng chiến lược phát triển vật liệu xây dựng là căn cứ để lập nên bản quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng những loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, cùng với đó đưa ra phương án đưa nội dung quy hoạch vào quy hoạch tổng thể của quốc gia.
– Lập nên chiến lược phát triển vật liệu xây dựng cần đảm bảo những nội dung cơ bản theo sự hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ;
– Trách nhiệm của Bộ Xây dựng được đặt ra đối với vấn đề này, để thực hiện tốt công việc nằm trong sự kiểm soát của mình thì Bộ Xây dựng có thể phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương tổ chức đưa ra chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ
– Ngân sách nhà nước sẽ thực hiện việc chi trả những khoản kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng.
1.2. Chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiên với môi trường:
Chính sách phát triển vật liệu xây dựng được điều chỉnh trong Điều 5, Nghị định 09/2021 quy định về quản lý xuất khẩu vật liệu xây dựng với các nội dung sau:
– Tổ chức, cá nhân luôn nhận được sự khuyến khích, tạo điều kiện cơ bản cho việc thực hiện nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong sản xuất, quá trình đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm nguồn năng lượng, thân thiện với môi trường tự nhiên.
– Các tổ chức, cá nhân có thể được hưởng chế độ ưu đãi và nguồn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo pháp luật về lĩnh vực đầu tư, nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật về khoa học và công nghệ có liên quan nếu thực hiện nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trên thực tế;
– Việc cập nhật, thay thế những lộ trình gây nên sự hạn chế hoặc những công nghệ lạc hậu, làm tiêu hao nhiều nguyên liệu, hoặc gây nên ảnh hưởn xấu đến môi trường sống của người dân thì được Thủ tướng chính phủ quy định;
1.3. Quy định về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng:
Căn cứ Điều 6 Nghị định 09/2021 quy định về quản lý xuất khẩu vật liệu xây dựng thì việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng phải thực hiện theo nội dung sau:
– Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng phải nằm trong sự phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan;
– Theo quy định của pháp luật đầu tư thì Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thuộc đối tượng phải chấp thuận
+ Với những dự án cần sự chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng mới hoặc sử dụng công nghệ mới; các dự án đầu tư mà công trình cấp đặc biệt, cấp I có sức ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ thì việc lấy ý kiến của dự án này được thực hiện tại Bộ Xây dựng;
+ Trong trường hợp thực hiện dự án đầu tư không nằm trong diện lấy ý kiến tại Bộ Xây dựng thì Sở Xây dựng có thẩm quyền đưa ra ý kiến với các dự án này;
– Nội dung lấy ý kiến cần thể hiện rõ những thông tin cơ bản sau đây:
+ Thể hiện được sự đánh giá về nguồn nguyên liệu sản xuất của dự án so với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
+ Thực hiện việc đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án dựa trên các chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tác động môi trường; quy mô đầu tư; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án.
2. Quy định về quản lý xuất khẩu vật liệu xây dựng mới nhất:
2.1. Nguồn gốc, danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu:
Theo ghi nhận tại Điều 3, Thông tư 04/2021 TT-BXD quy định nguồn gốc, danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu như sau:
– Việc quản lý khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu phải xem xét đến nguồn gốc hợp pháp. Nguồn gốc hợp pháp được hiểu là hành động khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
– Danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này (trừ khoáng sản tạm nhập – tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh).
2.2. Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu:
Thông tư 04/2021 Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu
Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu được quy định trong Phụ lục 1 Kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của
– Cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc (04 loại):
+ Cát trắng silic làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác;
+ Cát trắng silic làm khuôn đúc hoặc các lĩnh vực khác;
+ Cát vàng hoặc cát nghiền từ sỏi, cuội, quaczit, cát kết, thạch anh… làm khuôn đúc hoặc các lĩnh vực khác;
+ Bột cát thạch anh mịn hoặc siêu mịn (chế biến từ cát trắng silic, đá thạch anh, quaczit) làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác.
– Đá ốp lát (12 loại):
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá thạch anh;
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá quaczit (quartzite);
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá phiến;
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá hoa (marble), đá vôi, dolomit;
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá granit, gabro, bazan và đá khác;
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá đá cát kết (sa thạch);
+ Đá khối có nguồn gốc từ đá vôi trắng (đá hoa);
+ Các loại đá lát lề đường bằng đá tự nhiên (trừ đá phiến);
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá hoa;
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá granit;
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá vôi;
+ Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá tự nhiên khác.
– Đá khối (block) có 03 loại:
+ Đá khối làm đá ốp lát có nguồn gốc từ đá hoa, đá vôi, dolomit;
+ Đá khối làm đá ốp lát có nguồn gốc từ đá vôi trắng (đá hoa);
+ Đá khối làm đá ốp lát có nguồn gốc từ đá granit, gabro, bazan và đá khác.
– Đá mỹ nghệ (05 loại):
+ Đá mỹ nghệ có nguồn gốc từ đá hoa;
+ Đá mỹ nghệ có nguồn gốc từ đá vôi;
+ Đá mỹ nghệ có nguồn gốc từ đá granit;
+ Đá mỹ nghệ có nguồn gốc từ các loại đá tự nhiên khác;
+ Đá lát, đá cục, đá hạt, đá dăm, bột đá và các sản phẩm tương tự.
– Đá làm vật liệu xây dựng thông thường (hiện hành gọi là đá xây dựng):
+ Sử dụng làm cấp phối bê tông, rải đường giao thông hoặc các mục đích khác: 02 loại;
Đá xây dựng có nguồn gốc từ đá cuội, sỏi, đá bazan;
+ Đá xây dựng có nguồn gốc từ đá granit, gabro, đá hoa; đá vôi (hàm lượng CaCO3 < 85%), dolomit (hàm lượng MgO < 15%); cát kết, thạch anh và đá khác.
+ Sử dụng để kè bờ, xây móng, xây tường, lát vỉa hè, lòng đường hoặc các mục đích khác (04 loại)
Đá xây dựng (đá hộc, đá chẻ,…) có nguồn gốc từ đá hoa; đá vôi (hàm lượng CaCO3 < 85%).;
Đá xây dựng (đá hộc, đá chẻ,…) có nguồn gốc từ đá granit, gabro, bazan;
Đá xây dựng (đá hộc, đá chẻ,…) có nguồn gốc từ đá cát kết;
Đá xây dựng có nguồn gốc khác.
– Khoáng sản khác (07 loại):
+ Dolomit làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác;
+ Đá vôi làm nguyên liệu sản xuất vôi hoặc các lĩnh vực khác (trừ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng);
+ Cao lanh làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác;
+ Cao lanh pyrophyllite làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác;
+ Đất sét chịu lửa làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác;
+ Tràng thạch (feldspar) làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc các lĩnh vực khác;
+ Khoáng sản làm vật liệu xây dựng chuyển ra nước ngoài để phân tích, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ.
Các văn bản pháp luât được sử dụng:
– Nghị định số 09/2021/NĐ-CP của Chính Phủ: Về quy định về quản lý xuất khẩu vật liệu xây dựng;
– Thông tư số 04/2021/TT-BXD của Bộ Xây Dựng: Hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.