Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, bao gồm: Đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt; phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt; quản lý, sử dụng, khai thác đất dành cho đường sắt; trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt:
- 1.1 1.1. Nguyên tắc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt:
- 1.2 1.2. Thẩm quyền, trình tự đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt:
- 1.3 1.3. Điều kiện tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt:
- 1.4 1.4. Tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia:
- 1.5 1.5. Tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị:
- 2 2. Phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt:
- 2.1 2.1. Phạm vi bảo vệ đường sắt:
- 2.2 2.2. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt:
- 2.3 2.3. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt:
- 2.4 2.4. Phạm vi bảo vệ ga, đề-pô đường sắt:
- 2.5 2.5. Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt:
- 2.6 2.6. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt:
- 2.7 2.7. Phạm vi bảo vệ công trình kè đường sắt:
- 2.8 2.8. Hành lang an toàn giao thông đường sắt:
- 2.9 2.9. Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang:
- 2.10 2.10. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt chạy gần, liền kề hoặc là giao nhau khác mức với công trình đường bộ:
- 2.11 2.11. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp là đường sắt và luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải chạy gần, liền kề nhau:
- 2.12 2.12. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt và lưới điện cao áp chạy gần nhau:
- 2.13 2.13. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt đi gần công trình quan trọng có liên quan đến an ninh quốc gia:
- 2.14 2.14. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt đi gần công trình di tích lịch sử – văn hóa:
- 3 3. Quản lý, sử dụng đất dành cho đường sắt:
- 3.1 3.1. Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt:
- 3.2 3.2. Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt:
- 3.3 3.3. Nội dung quản lý đất dành cho đường sắt:
- 3.4 3.4. Xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt:
- 3.5 3.5. Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt:
- 3.6 3.6. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt:
- 4 4. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt:
- 4.1 4.1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:
- 4.2 4.2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
- 4.3 4.3. Trách nhiệm của Bộ Công an:
- 4.4 4.4. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- 4.5 4.5. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- 4.6 4.6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ:
- 4.7 4.7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- 4.8 4.8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- 4.9 4.9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
- 4.10 4.10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt:
1. Đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt:
1.1. Nguyên tắc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt:
– Đặt tên, đổi tên tuyến, ga đường sắt:
+ Các tuyến, ga đường sắt hiện hữu được giữ nguyên tên như hiện nay;
+ Trường hợp thay đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, phải đặt tên theo đúng quy định trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đi qua;
+ Tên tuyến đường sắt được đặt theo tên điểm đầu và điểm cuối của tuyến hoặc được đặt tên theo số thứ tự hoặc ký tự liên tục. Điểm đầu, điểm cuối là tên của địa danh nơi mà có ga đầu, ga cuối của tuyến;
+ Trường hợp tuyến đường sắt nhánh có kết nối với tuyến đường sắt chính thì điểm đầu của tuyến đường sắt nhánh này được tính tại vị trí kết nối với tuyến đường sắt chính;
+ Tên ga được đặt theo địa danh, tên các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, tên của di tích lịch sử – văn hóa tại vị trí đặt ga, theo số thứ tự hoặc ký tự;
+ Tên ga trên một tuyến không được trùng nhau, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục của địa phương nơi đặt ga và đất nước.
– Tên tuyến, tên ga đường sắt phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.2. Thẩm quyền, trình tự đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt:
– Thẩm quyền đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt:
+ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt quốc gia;
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt đô thị thuộc phạm vi quản lý;
+ Nhà đầu tư quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư nhưng phải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và pháp luật của Việt Nam.
– Trình tự đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu:
+ Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tuyến đường sắt đi qua gửi cấp có thẩm quyền nêu trên;
+ Nhà đầu tư quyết định đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu.
1.3. Điều kiện tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt:
Tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt được xem xét tháo dỡ trong các trường hợp sau:
– Hoạt động của tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt làm ảnh hưởng đến bí mật quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia.
– Tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt không còn phù hợp với quy hoạch tuyến, ga đường sắt mà đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.4. Tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia:
– Hồ sơ đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia;
+ Hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia;
+ Ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan đến tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia đề nghị tháo dỡ;
+ Quy hoạch tuyến, ga đường sắt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà có liên quan đến tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia đề nghị tháo dỡ.
–Bộ Giao thông vận tải tổ chức:
+ Lập hồ sơ đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia
+ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Chủ trì tổ chức tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Ủy ban nhân dân các cấp nơi có tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia cần phải tháo dỡ và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia.
1.5. Tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị:
– Hồ sơ đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị;
+ Hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị;
+ Ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải đối với việc thực hiện việc tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị có chạy chung với đường sắt quốc gia;
+ Ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan đến tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị đề nghị tháo dỡ;
+ Quy hoạch tuyến, ga đường sắt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà có liên quan đến tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị đề nghị tháo dỡ.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức:
+ Lập hồ sơ đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị
+ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Chủ trì tổ chức tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Ủy ban nhân dân các cấp nơi có tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị cần phải tháo dỡ và doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm trong việc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị.
2. Phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt:
2.1. Phạm vi bảo vệ đường sắt:
– Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn trị số sau:
+ Đối với đường sắt khổ 1000 milimét là 5,3 mét;
+ Đối với đường sắt khổ 1435 milimét là 6,55 mét;
+ Đối với các tuyến đường sắt hiện hữu đang khai thác không thỏa mãn 2 điều kiện trên khi cải tạo, nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ đường sắt thì chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, đến tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện;
+ Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,7 mét;
+ Đối với tuyến đường sắt đô thị là 6,3 mét áp dụng phương thức lấy điện trên cao và 4,3 mét đối với tuyến đường sắt đô thị áp dụng phương thức lấy điện từ ray thứ ba.
– Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp mà tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau:
+ Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,5 mét;
+ Đối với đường sắt đô thị là 5,4 mét;
+ Đối với đường sắt còn lại là 5,6 mét.
– Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường đào, nền đường đắp được xác định như sau:
+ 05 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc mép đỉnh nền đường đào;
+ 03 mét tính từ mép ngoài rãnh dọc hay mép ngoài rãnh đỉnh của nền đường hoặc là mép ngoài của công trình phòng hộ, gia cố đối với nền đường có rãnh dọc hay rãnh đỉnh, có các công trình phòng hộ, gia cố của nền đường.
2.2. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt:
– Phạm vi bảo vệ trên không của cầu mà tính từ điểm cao nhất của kết cấu cầu trở lên theo phương thẳng đứng là 02 mét và phải không nhỏ hơn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt.
– Phạm vi bảo vệ cầu theo chiều dọc được xác định như sau:
+ Từ cột tín hiệu phòng vệ phía bên này cầu đến cột tín hiệu phòng vệ ở phía bên kia cầu đối với cầu có cột tín hiệu phòng vệ;
+ Từ đuôi mố cầu bên này cho đến đuôi mố cầu bên kia và cộng thêm 50 mét về mỗi bên đầu cầu đối với cầu không có cột tín hiệu phòng vệ.
– Phạm vi bảo vệ cầu theo phương ngang tính từ mép ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi bên được xác định như sau:
+ Cầu cạn trong đô thị:
++ 10 mét đối với cầu đường sắt tốc độ cao;
++ 03 mét đối với cầu đường sắt đô thị;
++ 05 mét đối với cầu đường sắt còn lại.
+ Cầu vượt sông, kênh, rạch trong đô thị:
++ 10 mét đối với cầu đường sắt tốc độ cao;
++ 05 mét đối với cầu đường sắt đô thị và cầu đường sắt còn lại có chiều dài dưới 20 mét;
++ 20 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;
++ 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;
++ 100 mét đối với cầu có chiều dài trên 300 mét.
+ Cầu cạn ngoài đô thị:
++ 20 mét đối với cầu đường sắt tốc độ cao;
++ 03 mét đối với cầu đường sắt đô thị;
++ 07 mét đối với cầu đường sắt còn lại.
+ Cầu vượt sông ngoài đô thị:
++ 20 mét đối với cầu có chiều dài dưới 20 mét;
++ 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;
++ 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;
++ 150 mét đối với cầu có chiều dài trên 300 mét.
– Đối với các cầu đường sắt hiện hữu đang khai thác không thỏa mãn các điều kiện trên thì khi cải tạo, nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ cầu đường sắt, chủ đầu tư dự án buộc phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm được an toàn cho công trình cầu đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.
– Phạm vi bảo vệ phía dưới cầu là 02 mét tính từ điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu trở xuống.
– Trường hợp cầu đường sắt vượt đường bộ, luồng chạy tàu đường thủy nội địa hoặc là luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ dưới cầu phải tuân thủ những quy định tương ứng của pháp luật có liên quan đến đường bộ, đường thủy nội địa hoặc hàng hải; đồng thời phải có những giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, đến tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình cầu đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi đi vào thực hiện. Trường hợp phạm vi bảo vệ phía dưới dầm cầu không thỏa mãn quy định này thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phải chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan để có những biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt và an toàn cho người khi duy tu, sửa chữa cầu đường sắt.
2.3. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt:
– Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt ngoài khu vực đô thị mà tính từ điểm ngoài cùng của vỏ hầm trở ra là 50 mét. Đối với hầm đường sắt hiện hữu đang khai thác không có thỏa mãn quy định này thì chủ đầu tư dự án công trình buộc phải có giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, ổn định công trình hầm và an toàn giao thông, đồng thời là phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
– Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt trong khu vực đô thị bao gồm có:
+ Vùng không được xây dựng công trình khác;
+ Vùng kiểm soát xây dựng công trình khác.
– Việc quản lý công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
2.4. Phạm vi bảo vệ ga, đề-pô đường sắt:
– Phạm vi bảo vệ trên không của ga, đề-pô đường sắt được quy định như sau:
+ Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng.
+ Phạm vi bảo vệ trên không của công trình khác là 02 mét được tính từ điểm cao nhất của kết cấu công trình đó trở lên theo phương thẳng đứng và phải không nhỏ hơn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt.
– Phạm vi bảo vệ theo phương ngang của ga, đề-pô:
+ Phạm vi bảo vệ theo phương ngang của ga, đề-pô trên mặt đất bao gồm có tường rào, mốc chỉ giới, toàn bộ vùng đất phía trong tường rào, mốc chỉ giới ga, đề-pô theo quy hoạch;
+ Phạm vi bảo vệ theo phương ngang của ga trên cao là 03 mét tính từ mép ngoài cùng của kết cấu ga.
– Phạm vi bảo vệ các công trình của nhà ga, đề-pô trong trường hợp nhà ga đường sắt, đề-pô là một phần của tổ hợp những công trình sử dụng đa năng bao gồm toàn bộ phần công trình và không gian dành cho nhà ga, đề-pô.
– Đối với hệ thống thông gió, hệ thống cấp, thoát nước, các công trình phục vụ phòng chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, đường lên, xuống nhà ga và những công trình, thiết bị phụ trợ khác, phạm vi bảo vệ công trình thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.
2.5. Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt:
– Phạm vi bảo vệ đường dây và cột thông tin, tín hiệu đường sắt:
+ Phạm vi bảo vệ phía trên là 2,5 mét tính từ đường dây trên cùng trở lên theo phương thẳng đứng;
+ Phạm vi bảo vệ hai bên là 2,5 mét tính từ đường dây ngoài cùng trở ra;
+ Phạm vi bảo vệ phía dưới là toàn bộ khoảng không, vùng đất, vùng nước ở phía dưới đường dây và tính từ đường dây ngoài cùng trở ra mỗi bên 2,5 mét;
+ Đối với đường dây và cột thông tin đường sắt hiện hữu đang khai thác không thỏa mãn các quy định trên khi cải tạo, nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ thì chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, đến tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho các công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền đã chấp thuận trước khi thực hiện;
– Phạm vi bảo vệ công trình, đường dây điện đường sắt tuân thủ theo quy định của pháp luật về điện lực.
2.6. Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của công trình đường sắt:
Khi xây dựng công trình bên dưới mặt đất của công trình đường sắt thì chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, đến tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.
2.7. Phạm vi bảo vệ công trình kè đường sắt:
Phạm vi bảo vệ công trình kè đường sắt được xác định như sau:
– Kè chống xói để bảo vệ nền đường sắt:
+ Từ đầu kè và từ cuối kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50 mét;
+ Từ chân kè trở ra sông 20 mét.
– Kè chỉnh trị dòng nước:
+ Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100 mét;
+ Từ gốc kè trở vào bờ 50 mét;
+ Từ chân đầu kè trở ra sông 20 mét.
– Đối với phạm vi bảo vệ kè đường sắt chồng lấn với phạm vi bảo vệ đê điều, ranh giới là điểm ở giữa của khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của hai công trình.
2.8. Hành lang an toàn giao thông đường sắt:
– Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:
+ Đường sắt tốc độ cao:
++ Trong khu vực đô thị là 05 mét;
++ Ngoài khu vực đô thị là 15 mét;
++ Phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép.
+ Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.
– Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng cho đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt.
2.9. Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang:
Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang được quy định như sau:
– Người lái tàu ở vị trí của mình nhìn thấy đường ngang từ khoảng cách 1000 mét trở lên.
– Đối với đường ngang không có người gác, người đang điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi ở cách đường ngang ở một khoảng cách bằng tầm nhìn hãm xe đối với cấp đường đó nhìn thấy đoàn tàu đang ở cách đường ngang ít nhất là bằng tầm nhìn ngang của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ kể từ giữa chỗ giao.
2.10. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt chạy gần, liền kề hoặc là giao nhau khác mức với công trình đường bộ:
– Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt chạy gần, liền kề với công trình đường bộ:
+ Trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với hành lang an toàn đường bộ thì phải phân định ranh giới quản lý;
+ Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc, ranh giới hành lang an toàn chính là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn; nếu như cao độ bằng nhau, ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt;
+ Khi xây dựng mới công trình gần, liền kề công trình đường sắt hiện hữu thì phải bố trí công trình xây mới nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt. Trường hợp mà không thể bố trí công trình nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt thì chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, đến tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, gửi đến cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện.
– Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt và đường bộ giao nhau khác mức phải đảm bảo chiều rộng, chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt
2.11. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp là đường sắt và luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải chạy gần, liền kề nhau:
– Trường hợp đường sắt và luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải chạy gần, liền kề nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia.
– Trường hợp có sự chồng lấn giữa hành lang an toàn giao thông đường sắt với hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa hoặc là phạm vi bảo vệ luồng hàng hải thì phải phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt.
– Khi nạo vét, thanh thải luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải lân cận với hành lang an toàn giao thông đường sắt không được ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn của giao thông vận tải đường sắt.
2.12. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt và lưới điện cao áp chạy gần nhau:
– Trường hợp đường sắt và lưới điện cao áp chạy gần nhau thì phải bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt nằm ngoài hành lang lưới điện cao áp.
– Trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với hành lang lưới điện cao áp thì phải phân định ranh giới quản lý.
– Khi cải tạo, sửa chữa lưới điện cao áp lân cận hành lang an toàn giao thông đường sắt phải không được ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt.
2.13. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt đi gần công trình quan trọng có liên quan đến an ninh quốc gia:
– Trường hợp đường sắt và công trình quan trọng có liên quan đến an ninh quốc gia gần nhau thì phải bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình quan trọng có liên quan đến an ninh quốc gia.
– Khi cải tạo, sửa chữa công trình đường sắt không làm ảnh hưởng đến công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
2.14. Hành lang an toàn giao thông đường sắt trong trường hợp đường sắt đi gần công trình di tích lịch sử – văn hóa:
– Trường hợp công trình đường sắt và công trình di tích lịch sử – văn hóa nằm ở gần nhau thì phải bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt nằm ở ngoài phạm vi bảo vệ và không ảnh hưởng đến di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
– Trường hợp có sự chồng lấn hành lang an toàn giao thông đường sắt với phạm vi bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa thì khi cải tạo, sửa chữa công trình đường sắt không được làm ảnh hưởng đến công trình di tích lịch sử – văn hóa và thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
3. Quản lý, sử dụng đất dành cho đường sắt:
3.1. Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt:
– Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt phải:
+ Được xác định cụ thể ranh giới theo tọa độ;
+ Được cập nhật, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua.
– Cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện xác định ranh giới đất dành cho đường sắt.
– Việc lập, trình phê duyệt, tổ chức cắm và quản lý mốc giới đất dành cho đường sắt thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
– Việc xác định mốc giới đất dành cho đường sắt tại thực địa thực hiện phù hợp với khả năng bố trí của ngân sách nhà nước và theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Khu vực đô thị;
+ Khu vực dân cư;
+ Khu vực còn lại.
3.2. Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt:
Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt gồm:
– Hồ sơ quy hoạch tuyến, ga đường sắt theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Hồ sơ địa chính quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua
– Hồ sơ mốc giới đất dành cho đường sắt được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong khu vực đất dành cho đường sắt;
– Quyết định giao đất thực hiện xây dựng công trình đường sắt của cấp có thẩm quyền trong trường hợp xây dựng mới công trình đường sắt.
– Các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
3.3. Nội dung quản lý đất dành cho đường sắt:
– Quản lý việc sử dụng đất dành cho đường sắt.
– Lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về lưu trữ.
– Cập nhật, bổ sung những biến động về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dành cho đường sắt.
– Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
3.4. Xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt:
– Đối với các công trình thiết yếu phục vụ cho quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường sắt thì chủ đầu tư dự án xây dựng công trình thiết yếu phải có giải pháp kỹ thuật không để ảnh hưởng đến sự ổn định, đến tuổi thọ, bảo đảm an toàn của công trình đường sắt, an toàn của giao thông vận tải đường sắt vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn; đồng thời là phải phù hợp với quy hoạch tuyến, ga đường sắt và phải được các cấp có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện.
– Trường hợp phải xây dựng công trình thiết yếu phục vụ cho quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội trong hành lang an toàn giao thông đường sắt mà có chồng lấn với hành lang đường sắt chạy gần, liền kề hoặc là giao nhau khác mức với công trình đường bộ và luồng đường thủy nội địa, luồng hàng hải chạy gần, liền kề với nhau chủ đầu tư dự án xây dựng công trình thiết yếu còn phải có văn bản gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được chấp thuận.
3.5. Hoạt động, sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt:
– Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Tập kết tạm vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình đường sắt;
+ Xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ cho quốc phòng, an ninh, kinh tế – xã hội trong vùng kiểm soát xây dựng các công trình khác của công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị nếu như không thể bố trí công trình này nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị. Khi đó, chủ đầu tư dự án xây dựng công trình thiết yếu phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, đến tuổi thọ, bảo đảm an toàn công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt và phải được các cấp có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện.
– Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt được tạm thời sử dụng vào những mục đích nông nghiệp, được trồng cây thấp dưới 1,5 mét nhưng phải không được ảnh hưởng đến an toàn, ổn định công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt khi trong quá trình khai thác.
– Trong khu vực ga, nhà ga đường sắt, việc lắp đặt biển quảng cáo thương mại hay biển tuyên truyền an toàn giao thông phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
– Không được sử dụng đất trong phạm vi đất dành cho đường sắt trong các trường hợp sau:
+ Xây dựng các công trình kiến trúc, trồng cây che khuất tầm nhìn của người đang tham gia giao thông trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt;
+ Xây dựng các công trình không liên quan đến công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị ở trong vùng không được xây dựng công trình khác
3.6. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt:
Khoảng cách an toàn tối thiểu của một số công trình ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định như sau:
– Nhà làm bằng vật liệu dễ cháy phải cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 05 mét;
– Lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thủy tinh phải đặt cách chỉ giới của hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 10 mét;
– Các kho chứa chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, chất dễ nổ phải cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt theo đúng quy định của pháp luật có liên quan;
– Đối với công trình điện lực, đường dây tải điện đi ngang qua hoặc hai bên công trình đường sắt thì phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt, ngoài việc phải bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về điện lực sẽ còn phải có biện pháp bảo đảm không gây nhiễu hệ thống thông tin, tín hiệu của đường sắt và bảo đảm an toàn khi dây tải điện bị sự cố, đứt;
– Đối với công trình cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện thì khoảng cách từ vị trí chân cột cho đến vai nền đường đối với nền đường không đào, không đắp, chân taluy đường đắp, mép đỉnh taluy đường đào và mép ngoài cùng của kết cấu công trình cầu, đường dây thông tin, tín hiệu đường sắt tối thiểu phải bằng 1,3 lần chiều cao của cột và không được nhỏ hơn 05 mét. Trong trường hợp không đảm bảo quy định trên, phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận;
– Tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ không bố trí người gác thì không được xây dựng công trình trong phạm vi hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang;
– Khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt.
4. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt:
4.1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:
– Đề xuất phương án xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia sau khi tháo dỡ để Bộ Tài chính xử lý.
– Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, sử dụng đất dành cho đường sắt.
– Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
– Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
– Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
– Xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục các hư hại của công trình đường sắt do sự cố thiên tai, địch họa gây ra.
4.2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và những cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
– Quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do nhà nước đầu tư sau khi thực hiện tháo dỡ theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Chủ trì cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp để quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt quốc gia.
4.3. Trách nhiệm của Bộ Công an:
– Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt theo thẩm quyền.
– Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
4.4. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện xử lý các tồn tại về sử dụng đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.
– Chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai có liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ đất dành cho đường sắt.
4.5. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
– Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến công trình đường sắt.
– Hướng dẫn việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường sắt để thực hiện canh tác nông nghiệp, đảm bảo kỹ thuật và an toàn công trình đường sắt.
4.6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ:
– Các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định, phê duyệt quy hoạch, xây dựng dự án đầu tư những công trình, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ có liên quan đến đất dành cho đường sắt phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
4.7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
– Chỉ đạo thực hiện quy định về quản lý, bảo vệ đất dành cho đường sắt thuộc phạm vi quản lý.
– Đề xuất phương án xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị sau khi thực hiện tháo dỡ để Bộ Tài chính xử lý theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức quản lý, bảo vệ đất dành cho đường sắt.
– Bố trí ngân sách địa phương để quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.
– Chủ trì, tổ chức xác định ranh giới đất dành cho đường sắt, lập hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt.
– Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý có liên quan thuộc trong phạm vi quản lý trong việc quản lý đất dành cho đường sắt.
– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt ở trong phạm vi quản lý.
– Kiểm tra, thanh tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo liên quan đến quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt ở trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp đất dành cho đường sắt bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4.8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
– Quản lý, bảo vệ, thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm đất dành cho đường sắt thuộc trong phạm vi quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Chủ trì giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp đất dành cho đường sắt bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4.9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
– Trực tiếp quản lý, bảo vệ, thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lấn chiếm đất dành cho đường sắt thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Chủ trì giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp đất dành cho đường sắt bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4.10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt:
– Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường đô thị do nhà nước đầu tư khi được nhà nước giao:
+ Sử dụng đất dành cho đường sắt đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ, sử dụng đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật;
+ Người đứng đầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện những quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi được nhà nước cho thuê hoặc chuyển nhượng phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật.
– Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng tự đầu tư, quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.