Quy định về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú? Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú? Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú?
Trong quá trình cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú và đang có
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
Điều 65
Theo quyết định của Tòa án, những người sau được quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:
– Người đang quản lý tài sản (theo sự ủy quyền của chính người bị xác định là vắng mặt tại nơi cư trú trước khi họ biệt tích);
– Người là đồng chủ sở hữu tài sản với người vắng mặt (quản lý tài sản chung);
– Vợ hoặc chồng đang quản lý tài sản từ trước khi người vắng mặt biệt tích;
– Con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt (trường hợp vợ hoặc chồng đang quản lý tài sản nhưng thuộc các trường hợp: chết; mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự).
Tòa án có thể chỉ định người thân thích của người vắng mặt hoặc người khác (nếu không có người thân thích) quản lý tài sản nếu những trường hợp trên không còn ai.
Điều 65
2. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
Điều 66
Thứ nhất, người quản lý phải giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. Nghĩa vụ này yêu cầu sự tận tâm và ý thức trách nhiệm của người quản lý. Đây cũng chính là mục đích trong việc giao tài sản của người vắng mặt cho người khác quản lý trong thời gian họ đang biệt tích.
Thứ hai: Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng: người quản lý phải bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Việc bản các tài sản có nguy cơ bị hư hỏng là để giữ được giá trị của tài sản. Tránh cho người vắng mặt bị thiệt hại về tài sản khi họ không đang trực tiếp thực hiện được việc chăm sóc, quản lý và định đoạt tài sản của mình.
Thứ ba: Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
Người quản lý phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. Việc quản lý tài sản của người vắng mặt hướng tới sự cân bằng lợi ích của bản thân họ và lợi ích của những người mà họ có nghĩa vụ phải thực hiện. Do đó, trong những trường hợp người vắng mặt phải thực hiện các nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án như cấp dưỡng, trả nợ, thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác thì người quản lý có thể thực hiện thay cho người vắng mặt, trên cơ sở giá trị tài sản đang quản lý.
Thứ tư: Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải
Người quản lý phải giao tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết. Nghĩa vụ này được đặt ra để tránh tình trạng người quản lý lợi dụng tình trạng chiếm hữu tài sản trong thời gian chủ sở hữu vắng mặt để chiếm giữ tài sản. Vai trò của người quản lý tài sản được xác định là chấm dứt khi người vắng mặt trở về. Do đó, họ cần giao lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp tài sản bị thiệt hại xuất phát từ lỗi của người quản lý thì người quản lý còn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản.
Tuy nhiên, quy định của điều luật vẫn còn điểm chưa thực sự chặt chẽ. Giả sử khi người vắng mặt trở về, họ lại ở trong tình trạng đặc biệt như mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi… Như vậy, nghĩa vụ này của người quản lý sẽ là không hợp lý. Bởi chủ sở hữu không có khả năng tiếp nhận tài sản được chuyển giao. Tuy nhiên, nếu yêu cầu người quản lý chuyển giao tài sản cho người giám hộ hoặc người đại diện của chủ thể này thì trong quy định của điều luật lại không đề cập đến. Điều 66 Bộ Luật dân sự năm 2015 kế thừa nguyên vẹn quy định tại Điều 76
3. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
Tại Điều 67 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cụ thể như sau:
“1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.
2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.
3. Được thanh toán các chi phi cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.”
Điều 67 quy định về quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Khi những người được xác định theo Điều 65 là người quản lý tài sản thì ngoài những nghĩa vụ họ bắt buộc phải thực hiện, tương ứng với hoạt động quản lý, họ còn được pháp luật trao cho những quyền nhất định. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi việc quản lý tài sản không phải là nghĩa vụ pháp luật áp đặt bắt buộc phải thực hiện đối với các chủ thể này.
Theo đó, người quản lý có ba nhóm quyền sau:
Thứ nhất, người quản lý được quyền quản lý tài sản của người vắng mặt. Chính tên gọi pháp lý của chủ thể này đã xác định rõ ràng quyền cơ bản của họ là thực hiện việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Theo quy định của điều luật thì người quản lý sẽ thực hiện các xử sự, hành vi phù hợp để thực hiện trọn vẹn việc quản lý tài sản như: chiếm hữu, chăm sóc, kiểm tra,… để đảm bảo tài sản trong phạm vi kiểm soát của mình và giữ gìn tài sản được vẹn toàn về giá trị.
Thứ hai, người quản lý được quyền trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. Kết hợp cả quy định tại Điều 66 và Điều 67 thì đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người quản lý. Như vậy, trong những trường hợp bắt buộc, có yêu cầu, người quản lý phải thực hiện các nghĩa vụ này. Trong những trường hợp cần thiết, theo ý chí của chính họ, họ cũng được phép thực hiện việc trích tài sản mà mình đang quản lý để thực hiện thay các nghĩa vụ cho người vắng mặt với các chủ thể khác.
Thứ ba, người quản lý được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt. Để thực hiện việc quản lý tài sản, các chủ thể này cũng mất những công sức nhất định và các chi phí để đảm bảo cho sự tồn tại và vẹn nguyên của tài sản. Do đó, họ cần được thanh toán các chi phí cần thiết để thực hiện việc quản lý tài sản.
Điều 67 Bộ luật dân sự năm 2005 kế thừa nguyên vẹn Điều 77 Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy, đối với tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú thì người được ủy quyền, chủ sở hữu chung, vợ hoặc chồng hoặc người thân thích thực hiện quản lý tài sản. Những người có quyền quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ bảo quản và đảm bảo tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của Luật và có nghĩa vụ trả lại tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho họ khi họ quay lại nơi cư trú.