Trong lĩnh vực y tế, vấn đề quản lý trang thiết bị y tế là cần thiết và rất quan trọng. Dưới đây là bài phân tích quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế.
Mục lục bài viết
1. Quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế:
Trang thiết bị y tế là những vật tư, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực y tế. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khám chữa bệnh tại các cơ sở bệnh viện lớn nhỏ khác nhau.
Trang thiết bị y tế đang sản xuất với nguồn kinh phí đắt đỏ, bởi loại hình trang thiết bị này đòi hỏi sự hiện đại, chất lượng. Chính vì tầm quan trọng trong công dụng, chi phí sản xuất ra nó nên việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, Nhà nước luôn chú trọng quan tâm, điều chỉnh các quy định liên quan đến đến việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế. Về cơ bản, trang thiết bị y tế được xem là sản phẩm, vật tư bày bán trên thị trường. Song, vì tính chất đặc biệt của nó nên công tác quản lý có phần kín kẽ hơn so với các sản phẩm khác. Cụ thể, việc quản lý trang thiết bị y tế phải đảm bảo tuân thủ theo cơ chế chung của thị trường. ụ thể, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải tiến hành quản lý giá trang thiết bị y tế theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch giá trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường.
Bên cạnh những quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế trên thị trường, Nhà nước cũng đã thực hiện điều chỉnh hoạt động quản lý, sử dụng trang thiết bị tại cơ sở y tế. Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế. Cụ thể, theo quy định tại Điều 55
+ Thứ nhất, việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phải theo đúng mục đích, công năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.
+ Thứ hai, trang thiết bị y tế phải được giữ gìn và bảo vệ, bảo dưỡng, bảo dưỡng, sử dụng và tuân thủ những hướng dẫn kỹ thuật khác theo quy định của nhà phân phối và phải được kiểm định theo quy định tại Nghị định này để bảo vệ chất lượng .
+ Thứ ba, đối với những trang thiết bị y tế có nhu yếu khắt khe về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động thì ngoài việc phải tuân thủ những quy định về bảo vệ chất lượng theo quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp lý về bảo đảm an toàn vệ sinh lao động .
+ Thứ tư, trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm liên quan phải lập, quản trị, tàng trữ không thiếu hồ sơ về trang thiết bị y tế
+ Thứ năm, cơ quan chức năng có thẩm quyền, cán bộ chức năng, cá nhân, tổ chức có liên quan phải thực hiện triển khai hạch toán kịp thời, không thiếu trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị theo quy định hiện hành của pháp lý về kế toán, thống kê và những quy định pháp lý khác có tương quan . Đồng thời, kinh phí đầu tư triển khai bảo vệ trang thiết bị y tế cũng cần được bảo đảm.
+ Thứ sáu, cơ quan chức năng có thẩm quyền về quản trị trang thiết bị y tế phải tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế.
2. Quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế:
2.1. Quyền của cơ sở y tế ctrong quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế:
+ Cơ sở y tế có quyền yêu cầu chủ sở hữu số lưu hành triển khai việc bảo dưỡng định kỳ trong thời hạn nhất định. Đây là quyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi bất kỳ loại trang thiết bị y tế nào cũng cần được bảo dưỡng định kỳ. Bởi với tính chất là các thiết bị hiện đại, nếu không được chăm sóc, bảo dưỡng, thiết bị sẽ dễ bị hỏng hóc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị, mà còn ảnh nghiêm trọng đến chất lượng của hoạt động khám chữa bệnh.
+ Cơ sở y tế có quyền yêu cầu bên bán cung ứng tài liệu kỹ thuật của trang thiết bị y tế. Tài liệu kỹ thuật giúp cơ sở y nắm bắt được cơ chế vận hành của thiết bị. Trong trường hợp xảy ra sự cố, sẽ đưa ra những giải pháp linh hoạt trong việc xử lý.
+ Cơ sở y tế có quyền tiếp nhận những trang thiết bị y tế đã qua sử dụng nhằm mục tiêu nghiên cứu và điều tra khoa học. Những trang thiết bị y tế đã qua sử dụng này giúp hoạt động nghiên cứu (đặc biệt trong việc hướng dẫn học viên) đạt được kết quả tốt hơn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam mới đang ở giai đoạn đang phát triển, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của nền y học nước nhà. Đồng thời, việc tiếp nhận trang thiết bị y tế đã qua sử dụng giúp cơ quan chức năng hướng dẫn sử dụng, thay thế sửa chữa trang thiết bị y tế .
2.2. Trách nhiệm của cơ sở y tế ctrong quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế:
+ Trách nhiệm đầu tiên, mang tính chất quan trọng nhất của cơ sở y tế là sử dụng, vận hành trang thiết bị y tế theo đúng hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế. Bở lẽ để sản xuất ra thiết bị y tế không phải điều đơn giản. Do đó, cơ sở ý tế- đối tượng trực tiếp sử dụng thiết bị này phải có trách nhiệm giữ gìn, sử dụng cần thận, đúng hướng dẫn của chủ sở hữu để tránh những sai sót xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng của trang thiết bị.
+ Cơ sở y tế phải thực hiện định kỳ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn theo hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc quy định của pháp lý. Hoạt động này giúp chất lượng của trang thiết bị y tế được kiểm tra, đảm bảo vận hành một cách thường xuyên, liên tục, tránh những hỏng hóc xảy ra mà không được phát hiện kịp thời.
+ Cơ sở y tế phải có trách nhiệm tham gia thử nghiệm, đánh giá chất lượng trang thiết bị y tế. Thông qua hoạt động thử nghiệm, đánh giá này, cơ sở y tế sẽ giúp cơ sở sản xuất, chủ sở hữu trang thiết bị nắm bắt được những thông tin về ưu, nhược điểm của trang thiết bị. Từ đó, nhà sản xuất sẽ điều hưởng sản xuất của mình để tạo lập ra những sản phẩm toàn diện và đảm bảo chất lượng nhất.
3. Mục đích của việc đưa ra các quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế:
Các quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế hướng tới các mục đích cụ thể sau đây:
– Nó giúp các trang thiết bị y tế được đảm bảo tính nguyên vẹn về chất lượng. Thực tế, trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế luôn xảy ra những vấn đề mang tính chất rủi ro. Nếu cơ sở y tế, cán bộ chức năng tại đó không đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng cẩn thận sẽ dẫn đến trang thiết bị y tế bị hư hại. Trang thiết bị không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám chữa bệnh.
– Quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế giúp các cơ sở y tế, cá nhân, tổ chức liên quan ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc quản lý, sử dụng các trang thiết bị này.
– Các quy định mà Nhà nước đưa ra giúp hạn chế đến mức tối đa những sai sót, rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế. Bởi đối với các cơ sở y tế công lập, trang thiết bị y tế được xem là tài sản công được Nhà nước cấp cho. Nếu không đưa ra quy định về những nguyên tắc quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế, cơ sở y tế sẽ không đảm bảo đến mức tối đa giá trị của các trang thiết bị đó.
– Khi thiết bị y tế được quản lý và sử dụng một cách đầy đủ và đúng đắn, sẽ giúp cho hoạt động khám chữa bệnh diễn ra hiệu quả và suôn sẻ. Đồng thời, nó giúp thúc đẩy sự phát triển của nền y học nước nhà.
Từ những phân tích trên có thể thấy, quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế mà Nhà nước đưa ra có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của nền y học nước nhà. Đồng thời, để cho hoạt động quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế đạt được hiệu quả, Nhà nước cần đưa ra những quy định mang tính chất linh hoạt, nghiêm minh hơn về biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: