Tài sản là gì? Quy định về quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung?
Tài sản là một phần không thể thiếu trong quá trình lao độn và sản xuất của mối người. Do đó, trong cuộc sống thì sẽ hình thành các tài sản chung và tài sản riêng những tài sản này được tạo dựng do quá trình làm việc, hay được tặng cho, từ việc hưởng hoa lợi, lợi túc từ tài sản khác,… Đối với mỗi loại tài sản thì cũng được pháp luật hiện hành quy định về quyền quản lý, sử dụng, định đoạt của các chủ thể chiếm hữu đối với tài sản đó. Vậy đối với tài sản chúng thì
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2015.
1. Tài sản là gì?
Trước hết tài sản được xác định là điều kiện vật chất để duy trì sự sống của con người và là điều kiện vật chất để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ… Tài sản còn là các vật chất khác do con người tạo ra, chiếm hữu được và sử dụng được nhằm để duy trì, bảo vệ cuộc sống và phát triển. Ngoài ra thì vào thời La Mã, (từ thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên, đến thế kỷ thứ VI – VII sau Công nguyên), người La Mã quan niệm tài sản là đất đai và nô lệ (tài sản câm và tài sản biết nói), còn những vật khác, người La Mã chưa thật sự quan tâm nhiều. Nhưng dần dần xã hội phát triển, các quan hệ trong xã hội phát triển theo, thì đối tượng của các quan hệ ngày một mở rộng phong phú hơn, theo đó tài sản còn bao gồm các vật nuôi, cây trồng và các vật khác có giá trị thanh toán, trao đổi trong quan hệ tài sản. Như vậy, tài sản là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng phổ biến trong xã hội có nhà nước, có pháp luật và có tư hữu; các quyền và lợi ích của chủ thể đối với một đối tượng mà pháp luật quy định là tài sản.
Bên cạnh đó thì pháp luật Việt Nam cũng có định nghĩa về tài sản mà cụ thể thì tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, do đó, từ
Thừa kế quy định về tài sản ở Bộ luật Dân sự năm 1995 thì tại Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành thì tài sản quy định tại Điều 163: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Song tài sản đóng một vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự, là vấn đề trung tâm của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” do đó, theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tài sản chung bao gồm tài sản chung của cộng đồng, tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung của các thành viên trong gia đình, tài sản chung của thành viên hợp tác. Ngoài ra thì Bộ luật này cũng quy định tài sản chung bao gồm các loại tài sản sau đây: Tài sản chúng của cộng đồng, tài sản chung của các thành viên gia đình, tài sản chung của thành viên hợp tác, tài sản chung của vợ chồng. Trong đó:
Tài sản chung của cộng đồng theo điều 211 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, Tài sản chung của cộng đồng là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng, tức là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
Tài sản chung của các thành viên gia đình theo điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Tài sản chung của các thành viên gia đình là Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Tài sản chung của thành viên hợp tác theo điều 506 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Tài sản chung của vợ chồng được xác định dựa theo quy định tại điều 33
2. Quy định về quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về tài sản chung và khái niệm về tài sản chúng qua các giai đoạn và thời kỳ thì tài sản chung là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Tài sản này được xác định dựa trên Bộ luật này là nhờ sự cùng nhau đóng góp, quyên góp, thu nhập do lao động, cùng nhau tạo lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp,…Do đó, đối với mỗi loại tài sản chung của các đối tượng khác nhau do Bộ luật này quy định thì sẽ có quyền quản lý, sử dụng và định đoạt đối với từng tài sản là khác nhau. Dó đó, các đối tượng có tài sản chưng được khẳng định là đối tượng có tài sản chúng của cộng đồng, tài sản chung của các thành viên gia đình, tài sản chung của thành viên hợp tác. Bởi vậy, trong mục 2 này Luật Dương Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các quy định về quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung. Đầu tiên nhất, được nhắc đến trong Bộ luật Dân sự năm 2015 là việc Quản lý tài sản chung được quy định rất cụ thể tại Điều 216 Bộ luật này như sau:
“Điều 216. Quản lý tài sản chung
Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, có thể khẳng định một điều rằng đối với các loại tài sản chung trong cộng đồng thì được quản lý bởi các thành viên trong cộng đồng quản lý việc người quản lý tài sản chung dựa trên nguyên tắc nhất chí. Song với đó là quy định về quản lý tài sản chung của gia định thì được thực hiện bởi các thành viên có sự đống góp tài sản được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Tuy nhiên, có thể thấy được một điều rằng đối với tài sản chung của Hộ gia đình hay là tài sản chung trong cộng đồng thì việc quản lý tài sản để được các thành viên thống nhật dựa trên quy định của pháp luật biện hành.
Thứ hai, cũng dựa theo quy định của Bộ luật này quy định về sử dụng tài sản chúng tại Điều 217 có quy định về việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình đối với các loại tài sản chung mà thành viên đó đã đóng góp đẻ tạo dựng ra khối tài sản chúng đó, cụ thể:
“Điều 217. Sử dụng tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Từ quy định trên có thể thấy, đối với tài sản chung của cồn đồng hay là tài sản chúng của gia đình thì đều được xác lập quyền sử dụng đối với tài sản chung đó để thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung đó. Bên cạnh đó việc xác định về quyền của các đối tượng trong việc sử dụng khối tài sản chung do đóng góp này được khẳng định chắc chăn một điều rằng các chủ sở hữu đối với tài sản chúng hợp nhất thì được xác định về quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung. Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định khác về việc phân chỉ quyền sử dụng đối với tài sản chung nếu như các chủ sở hữu có thỏa thuận khác thì pháp luật cũng không cấm.
Cuối cùng thì quyền định đoạt đối với tài sản chúng được xác định bằng việc mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình việc định đoạt ở đây được xem là việc tự mình thu các hoa lợi, lợi tức đối với tài sản chung hay là thực hiện quyền chuyển nhượng phần tài sản chung đó của mình cho người khác. Quy định về định đoạt tài sản chung được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại Điều 218, do đó, việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ vào tài sản chung là hợp nhất hay theo phần mà quyền định đoạt đối với tài sản này có sự khác biệt với nhau. Không những chủ sở hưu có quyền hưởng các hoa lợi lợi túc từ tài sản chung thì chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại việc này đảm bảo những hoa lợi lợi túc đối với tài sản chung này được xác định thuộc về quyền sở hữu của ái để đảm bảo sự công bằng của các chủ sở hữu khi đóng góp phần tài sản của mình vào khối tài sản chung.