Khái quát về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia? Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia?
Sử dụng rượu bia là hành vi gắn liền với văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong số ít quốc gia đang có xu hướng gia tăng nhanh về mức tiêu thụ rượu, bia và đồ uống có cồn trên bình quân đầu người trong khi mức tiêu thụ của toàn thế giới trong thập kỷ qua hầu như không thay đổi. Điều này đã dẫn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia cũng trở nên phát triển mạnh mẽ và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các cơ sở. Chính vì tác động lớn của rượu, bia đối với sức khỏe của người sử dụng, do đó, việc sản xuất, kinh doanh phải được đặt dưới sự quản lý của nhà nước thông qua việc đặt ra các quy phạm pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tổng hợp, phân tích và bình luận nội dung các quy định về quản lý, sản xuất và kinh doanh rượu, bia.
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019.
1. Khái quát về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia?
Khát quát về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia, tác giả tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, rượu, bia là gì?
Theo giải thích tại Điều 2 Luật phòng chống tác hại của rượu bia:
– Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm. (Khoản 1)
– Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước. (Khoản 2).
Như vậy, khái niệm rượu, bia được xây dựng dựa trên đặc tính và quá trình sản xuất ra nó. Đây cũng là cách khá dễ dàng để nhận biệt rượu, bia dưới góc độ pháp lý cũng như trên thực tiễn.
Thứ hai, sản xuất rượu, bia là gì? Sản xuất rượu, bia là hoạt động thực hiện một chuỗi các nhiệm vụ để tạo ra được sản phẩm rượu, bia đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, an toàn và có khả năng sử dụng. Đối với sản xuất rượu được chia thành sản xuất rượu thủ công và sản xuất rượu công nghiệp. Trong đó, Việt Nam việc sản xuất rượu thủ công có tỷ lệ khá cao ở nước ta và hầu như mọi vùng miền đều thực hiện.
Thứ ba, kinh doanh rượu, bia là gì? Kinh doanh rượu, bia là hoạt động của chủ thể đáp ứng các điều kiện luật định để thực hiện các hoạt động sản xuất; mua bán rượu để đem lại lợi nhuận cho chính mình. Kinh doanh rượu, bia là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Thứ tư, quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia là gì? Quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia là hoạt động thiết lập các quy chuẩn, quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, bia. Hoạt động quản lý được nhắc đến là hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ năm, tại sao phải quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia?
Như đã nói, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều này chứng tỏ, ngay từ lúc đưa kinh doanh rượu vào danh mục, pháp luật đã tính đến việc quản lý nó một cách chặt chẽ và giới hạn người kinh doanh nhất có thể. Vậy tại sao? Câu trả lời nằm ở chỗ do ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe con người, kinh tế- xã hội, xu hướng sử dụng rượu bia ngày càng gia tăng và trẻ hóa, mặc dù có thể mang lại nguồn lợi nhuận lớn, từ đó mang lại nguồn thu thuế cho nhà nước cao, tuy nhiên, điều đó không thể đánh đổi bằng những thứ quan trọng hơn được. Vì vậy, việc điều tiết hợp lý, quản lý hiệu quả là yêu cầu cấp thiết và cần sự phối hợp của xã hội.
2. Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia?
Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia được ghi nhận tại Điều 15 Luật phòng chống tác hại của rượu bia. Nội dung được phản ánh trong điều luật này được thể hiện dưới các khía cạnh sau:
Thứ nhất, điều kiện cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên. Có 04 điều kiện cơ bản:
Một là, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Theo quy định này, việc sản xuất rượu công nghiệp chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp mà không xác định đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đó phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp
Hai là, có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất. Theo giải thích tại Khoản 8, Điều 2 Luật Phòng chống tác hại rượu bia, sản xuất rượu công nghiệp là hoạt động sản xuất rượu bằng máy móc, thiết bị công nghiệp, do đó, việc đặt ra yêu cầu dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ là điều hiển nhiên và quan trọng là phải đáp ứng được quy mô dự kiến sản xuất. Điều này không chỉ phục vụ cho nhu cầu sử dụng mà còn tránh lãng phí và không khai thác tối đa được hiệu quả làm việc mà công nghệ mang lại.
Ba là, bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. An toàn thực phẩm là tiêu chí quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn, đồ uống, quyết định đến tính hiệu quả, yêu cầu kỹ thuật và khả năng có thể tiêu thụ của rượu bia. Còn đối với bảo vệ môi trường thì đây là hoạt động diễn ra ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, trong khi đó hoạt động sản xuất rượu, bia cũng là việc thiết lập ,xây dựng nên các nhà máy, thì việc xử lý chất thải, bảo đảm môi trường phải luôn được chú trọng.
Bốn là, có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. Điều kiện này nhằm thỏa mãn yếu tố về nhân sự, trình độ, chuyên môn của nhân viên kỹ thuật phải được đánh giá một cách kỹ lưỡng, hiệu quả và có thể phải được chứng minh thông qua các giấy tờ cụ thể.
Thứ hai, điều kiện cấp phép sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên nhằm mục đích kinh doanh. (trừ trường hợp thứ ba). Có 02 điều kiện cơ bản:
Một là, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Mở rộng hơn so với trường hợp 1, phạm vi các chủ thể được phép sản xuất rượu thủ công ở đây cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh. Điều này cũng không có gì bàn cãi, do việc sản xuất rượu thủ công “là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.” vì vậy quy mô thường nhỏ, hoạt động sản xuất chỉ mang tính nhỏ lẻ, phân tán và hộ gia đình là chủ thể thường thực hiện hoạt động này.
Hai là, bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Đây là điều kiện cơ bản đối với mọi hoạt động sản xuất rượu, bia. (như phân tích ở trên).
Thứ ba, điều kiện đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Có 02 điều kiện sau:
Một là, có
Hai là, bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. An toàn thực phẩm được đặt ra đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công, đây là yếu tố quan trọng, bởi sản xuất thủ công thường nhỏ lẻ và quy mô hộ gia đình nên việc quản lý rất khó đánh giá và cũng khó tìm hiểu hay thể hiện trong sản phẩm.
Thứ tư, đều kiện cấp phép mua bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên. Có 02 điều kiện.
Một là, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký là thủ tục bắt buộc đối với cơ sở phân phối, bán lẻ rượu, bia. Thông qua hoạt động đăng ký, cơ sở được cấp giấy phép và thực hiện các hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát của pháp luật và chỉ được thực hiện các nội dung trong giấy phép.
Hai là, đáp ứng điều kiện theo từng loại hình mua bán rượu. Các điều kiện này được ghi nhận cụ thể tại