Quy định về quản lý nuôi chó, mèo? Quản lý chó, mèo thả rông? Có được nuôi chó mèo trong trung cư?
Hiện nay việc nuỗi chó mèo rất được sự quan tâm của nhiều người, chó mèo khi nuôi cần phải được thực hiện theo đúng quy địnhc ủa pháp luật để đảm bảo an toàn cho chính người nuôi và những người xung quanh, tránh những hậu qủa không đáng có. Vậy để hiểu về quy định về quản lý nuôi chó, mèo? Quản lý chó, mèo thả rông?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về quản lý nuôi chó, mèo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 66. Quản lý nuôi chó, mèo
Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như đã thấy trên thực tế hiện nay trong các gia đình người Việt Nam, con chó, con mèo là vật nuôi phổ biến để trông nhà, bắt chuột. Ngoài ra, nhiều gia đình chọn vật nuôi này bởi sự thân thiện và dễ thương của chúng, xem như những người bạn thân thiết, nhiều gia đình xem chó, mèo là “thú cưng” như một trào lưu.
Bên cạnh nhiều người khi nuôi chó, mèo chấp hành đúng quy định pháp luật về quản lý vật nuôi, vẫn còn không ít người chưa thể hiện hết trách nhiệm để chó, mèo chạy rông ngoài đường, không rọ mõm, phóng uế bừa bãi và thậm chí tấn công người gây ra những phiền toái, nguy hiểm cho người khác, gây tai nạn giao thông. Và cũng không ít vụ chó, mèo bị bệnh dại cắn người dẫn đến tử vong.
Gần đây, dư luận xã hội cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc cơ quan chức năng thiếu sót khi tiêu huỷ 15 con chó, mèo vì chủ sở hữu nhiễm Covid-19 phải cách ly điều trị tại cơ sở y tế, không trông giữ làm ảnh hưởng đến người khác trong khu điều trị.
Tại các nước, quy định và luật về nuôi chó, mèo rõ ràng, ý thức của người nuôi cao, nên rất hiếm thấy chó, mèo thả rông ngoài đường. Khi đưa chó, mèo ra ngoài, họ luôn xích dây hoặc trông giữ cẩn thận, vận chuyển thì bỏ trong lồng chuyên dụng.
Năm 2020, Luật Chăn nuôi của Việt Nam có hiệu lực thi hành là sự hoàn thiện về mặt pháp lý không chỉ tác động đến hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung mà còn điều chỉnh cả việc nuôi chó, mèo trong từng hộ gia đình và của từng chủ sở hữu vật nuôi.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 66 Luật Chăn nuôi quy định, chủ nuôi chó, mèo cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, đồng thời phải giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y. Các biện pháp bảo đảm an toàn hiện nay là đeo rọ mõm cho chó, xích giữ chó khi ra đường, đến những nơi công cộng, khu dân cư… Theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, xử phạt từ 600.000 đồng – 800.000 đồng nếu chủ nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Ngoài ra, chủ nuôi cũng phải có không gian nuôi chó, mèo phù hợp; có biện pháp phòng bệnh và trị bệnh cho chó, mèo. Mọi hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi, trong đó có chó, mèo, dù là ở cơ sở giết mổ hay ở các hộ nuôi nhỏ lẻ cũng đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đã cụ thể hoá các yêu cầu, điều kiện của một cơ sở, hộ gia đình hay cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm trong đó có chó, mèo cần bảo đảm các yếu tố có liên quan đến an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường…
2. Quản lý chó, mèo thả rông:
Theo quy định của pháp luật đề ra thì UBND cấp xã có quyền quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận. Chẳng hạn như tại phường Thạch Bàn và một số phường ở Hà Nội hiện na, nếu chó thả rông bị bắt giữ mà sau 48 tiếng không có người đến nhận, phường dự kiến sẽ chuyển vật nuôi đến Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Chủ vật nuôi cần nâng cao trách nhiệm theo đúng quy định, khai báo chăn nuôi với chính quyền địa phương; thực hiện các biện pháp phòng bệnh và bảo đảm an toàn cho chó, mèo theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Đồng thời các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý người nuôi chó, mèo nếu vi phạm pháp Luật Chăn nuôi. Từ đó góp phần đưa những quy định của pháp luật chăn nuôi đi vào thực tế, giúp người nuôi chó, mèo có những thông tin cần thiết, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, xâm phạm đến những quyền và lợi ích của người nuôi chó, mèo như trong thời gian vừa qua.
Về quản lý chó, mèo nuôi, đối với chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện đăng ký, khai báo việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã; cam kết xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh.
Khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm, xích chó và có người dắt; nuôi chó tập trung phải đảm bảo vệ sinh thú y, môi trường; chấp hành nghiêm việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định; chấp hành việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ…) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin dại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
“Chủ nuôi phải chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định”, kế hoạch quy định rõ.
3. Có được nuôi chó mèo trong chung cư:
Thừa nhận việc nuôi thú cưng là sở thích cá nhân và chúng ta cần phải lưu ý việc nuôi thú cưng rất dễ gây ra những xích mích không hồi kết ở các chung cư. Vì vậy, trước khi quyết định nuôi, phải kiểm tra kỹ thông tin xem chung cư đang ở có cho nuôi thú cưng hay không. “Đặc biệt, cần cân nhắc kỹ đến việc có bảo đảm được thời gian chăm sóc không. Vì nếu thường xuyên để chúng ở nhà một mình dễ dẫn đến tình trạng stress, sủa inh ỏi, làm ảnh hưởng đến hàng xóm hoặc phóng uế là điều khó tránh khỏi”.
Trên thực tế có thể thấy việc nuôi chó, mèo trong chung cư luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhóm cư dân. “Bao giờ cũng vậy, sở thích của người này nhưng là nỗi ám ảnh của người khác. Cho nên, các chung cư cần có quy định cụ thể bằng việc thông qua tại hội nghị nhà chung cư.
Về các quy định hiện hành, khoản 3 điều 35
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, có thể thấy thú nuôi là chó, mèo không thuộc danh mục gia súc, gia cầm. Do đó, việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định.