Đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường? Quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải? Quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải? Không đóng phí bảo vệ môi trường bị xử lý như thế nào?
Ở nước ta, cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, chất lượng môi trường không khí tại nhiều đô thị lớn, các khu công nghiệp và làng nghề đang dần suy giảm. Mức độ ô nhiễm không khí nói chung là ngày càng trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí và bụi tại nhiều nơi là rất đáng báo động. Kết quả quan trắc từ một số điểm đo cũng cho thấy, hàm lượng bụi đã vượt mức QCVN 05:2 009/BTNMT từ 2 đến 5 lần và có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhiều khu vực tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang trong tình trạng bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở những khu vực có công trình xây dựng và những đầu mối giao thông trọng yếu, nơi có mật độ người và phương tiện qua lại cao.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Môi trường năm 2014;
– Nghị định 53/2020/NĐ-CP nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
– Nghị định 50/2019/ NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường:
Phí bảo vệ môi trường là một khoản tiền do cá nhân, tổ chức xả chất thải ra môi trường mà làm phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nguyện đóng để cơ bản bù đắp chi phí và mang tính chất hỗ trợ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung ứng dịch vụ cho việc đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng môi trường.
Theo Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường như sau: Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải sản xuất chảy vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật như nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp có thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Nước thải nguy hại là nước thải trong các nhà máy, công xưởng, cơ sở khai thác, chế biến (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cụ thể:
– Cơ sở kinh doanh, nhập khẩu: nông, thuỷ sản, gia cầm, trứng, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;
– Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nông hộ theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở chế biến gia súc, gia cầm;
– Cơ sở nuôi thuỷ sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định;
– Cơ sở sản xuất mỹ nghệ trong các làng nghề;
– Cơ sở: Thuộc da, tái chế kim loại, dệt, nhuộm, in ấn;
– Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;
– Cơ sở chế biến: Giấy, bột giấy, gỗ, nhựa; phụ tùng, thiết bị điện, máy móc;
– Cơ sở: Khai thác, chế biến, gia công vật liệu, máy móc và linh kiện;
– Cơ sở: Chế biến phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, phân loại rác thải;
– Cơ sở: Hoá chất cơ bản, phân bón, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, bao bì, đồ nhựa;
– Nhà máy sản xuất xăng dầu, nhà máy hoá chất;
– Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cộng đồng dân cư;
– Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, cảng sông, khu dân cư và một số khu lân cận;
– Cơ sở sản xuất, dịch vụ kinh doanh có phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến;
– Nước thải sản xuất là nước thải từ sinh hoạt của:
+ Hộ gia đình, cá nhân;
+ Cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị chính trị, đơn vị quân đội nhân dân, tổ chức xã hội (gồm cả trụ sở đại diện, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên) , ngoại trừ các cơ sở kinh doanh, cơ sở dịch vụ trực thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác;
+ Cơ sở: Rửa ôtô, rửa xe máy, vệ sinh mô tô, bảo dưỡng xe máy;
+ Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học;
Theo quy định của
2. Quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:
Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở sau:
– Khối lượng chất thải ra môi trường, mức độ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường;
– Mức độ độc hại của chất thải, mức độ có hại cho môi trường;
– Sức chịu đựng của người nhận chất thải.
– Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được dùng vào mục đích phục hồi môi trường.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP hướng dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như sau:
– Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước sạch sinh hoạt: Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp phải áp dụng mức giá cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn với từng đối tượng chịu phí.
– Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình cả năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng giá cố định tính theo thể tích nước thải (không áp dụng loại phí khác) như sau:
+ Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức giá cụ thể cao hơn với từng đối tượng chịu phí.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nguy hại của cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình cả năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng giá cố định tính theo thể tích nước thải (không áp dụng thu phí biến đổi) năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, mức phí được áp dụng như sau:
Số TT | Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày) | Mức phí (đồng/năm) |
1 | Từ 10 đến dưới 20 | 4.000.000 |
2 | Từ 5 đến dưới 10 | 3.000.000 |
3 | Dưới 5 | 2.500.000 |
Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày trở lên phí tính theo công thức sau: F = f + C
Trong đó:
F là tổng số tiền phải đóng.
f là mức phí cố định: kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm ; trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số tiền phải đóng chia theo thời gian từ khi cơ sở bắt đầu hoạt động đến cuối năm, mức thu trong 01 quý = f/4.
3. Quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường thì mức phí bảo vệ môi trường được tính trên cơ sở:
(1) khối lượng chất thải ra môi trường, phạm vi ảnh hưởng tác động tiêu cực đến môi trường;
(2) mức độ độc hại của chất thải, khả năng gây hại cho môi trường;
(3) sức chịu đựng của người nhận chất thải.
Trên cơ sở kinh nghiệm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất cách xác định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải bao gồm phí cố định và phí biến đổi theo công thức tính toán như sau:
F = f + C
Trong đó: F là tổng số tiền phải đóng, bao gồm phí cố định f và phí biến đổi C
Phí cố định f: Áp dụng chung cho tất cả đối tượng thu phí, để có nguồn thu phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bù đắp một phần cho việc thẩm định giá, tổ chức thu phí tại cơ sở (không bao gồm chi phí nhân công).
Mức phí này được xác định là giá trung bình chung để xây dựng và vận hành hệ thống xử lý khí thải nhằm kiểm soát những thông số cơ bản có trong khí thải công nghiệp tương ứng với nguồn thải lưu lượng khoảng 5.000 m3/giờ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép (thực tế tại Hàn Quốc đã ban hành loại phí cố định như vậy nên cần nghiên cứu để áp dụng thích hợp ở điều kiện của Việt Nam) .
Phí cố định C: Áp dụng cho những cơ sở phát sinh lưu lượng từ 5.000 m3/giờ trở lên, loại phí này sẽ tạo động lực để cơ sở kiểm soát chất ô nhiễm, giảm thiểu phát sinh khí thải.
Được chia theo: tổng lượng lưu lượng khí phát thải, hàm lượng thông số ô nhiễm của mỗi chất và mức thu với các thông số này, trong đó thông số ô nhiễm tính phí là: bụi tổng, SOx, NOx, CO
C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:
Số TT | Thông số ô nhiễm tính phí | Mức phí (đồng/kg) |
1 | Nhu cầu ô xy hóa học (COD) | 2.000 |
2 | Chất rắn lơ lửng (TSS) | 2.400 |
3 | Thủy ngân (Hg) | 20.000.000 |
4 | Chì (Pb) | 1.000.000 |
5 | Arsenic (As) | 2.000.000 |
6 | Cadimium (Cd) | 2.000.000 |
4. Không đóng phí bảo vệ môi trường bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định về mức phạt về đóng phí bảo vệ môi trường. Đối với hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí, xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng;
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người vi phạm nộp đủ số phí, lệ phí gian lận, trốn nộp.
Như vậy, hành vi không đóng phí bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý. Tuỳ từng hình thức sẽ có mức độ xử lý hành chính khác nhau.
Mặt khác, các trường hợp miễn phí bảo vệ môi trường thuộc một trong những trường hợp sau: Nước xả ra từ các hồ chứa; nước biển dùng để sản xuất muối xả ra; nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các làng nghề; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch; hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự lấy nước sử dụng; nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có lối thoát riêng; nước thải từ nước suối tự nhiên chảy tràn; nước thải từ các phương tiện khai thác thuỷ sản của ngư dân; nước thải của các hệ thống thu gom nước thải tập trung khu đô thị đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Trên đây là quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, nước thải. Cá nhân, hộ kinh doanh sản xuất và doanh nghiệp cần nắm bắt để thực hiện việc nộp phí theo đúng quy định của pháp luật.