Những quy định chung về thẩm phán? Quy định về phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự?
Bộ luật tố tụng hình sự quy định, các chủ thể tham gai quan hệ pháp luật dân sự khi gặp các tranh chấp có thể tiến hành khởi kiện.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Những quy định chung về thẩm phán?
Theo quy định của
Tố tụng dân sự về thực chất chỉ bao gồm thẩm quyền và thủ tục giải quyết vụ việc dân sự khi có đương sự yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự phát sinh. Tố tụng dân sự còn được hiểu là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán được quy định tại Điều 65 Luật tổ chức
– Thẩm phán theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
– Các ngạch Thẩm phán của Tòa án nhân dân bao gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán cao cấp; Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán trung cấp; Thẩm phán sơ cấp.
2. Quy định về phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự?
Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án được quy định tại Điều 197 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Thẩm quyền phân công Thẩm phán giải quyết vụ án: Chánh án Tòa án.
– Cơ sở phân công: trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên nhằm đảm bảo vụ án được xét xử khách quan, công bằng.
– Thời hạn để phân công Thẩm phán giải quyết vụ án: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Riêng đối với vụ án phức tạp, Chánh án nhận thấy việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Trường hợp thay thế thẩm phán: Trong quá trình giải quyết vụ án đã được phân công, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ vì các lý do chính đáng thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ để tiến hành tố tụng đúng quy định.
Trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu nhằm đảm bảo tính khách quan cho vụ án, đồng thời Tòa án phải
Theo Điều 198 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án được thực hiện theo Điều 204 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Cụ thể tại Điều 204 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì việc lập hồ sơ vụ án dân sự được thực hiện như sau:
– Hồ sơ vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.
Theo quy định thì Hồ sơ vụ án dân sự là một phương tiện giúp Tòa án có các thông tin cập nhật về tiến trình thụ lí và giải quyết vụ án dân sự đang trong quá trình tố tụng. Đặc biệt là các thông tin về các quyết định đã được đưa ra và các biện pháp đã được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong quá trình tố tụng, đồng thời hồ sơ vụ án là một phương pháp dựng lại diễn biến của việc thụ lí và xét xử vụ án qua các giai đoạn tố tụng.
Thông qua hồ sơ vụ án, Tòa án cũng như những người có liên quan có thể biết được nội dung của vụ án; đặc biệt, trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị của đương sự hoặc của cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án cấp trên có thể dựa vào hồ sơ vụ án đã được lập để có thể hình dung cũng như nghiên cứu toàn bộ lịch sử của vụ án nhằm xem xét, xét xử lại vụ án được kháng cáo, kháng nghị. Hồ sơ vụ án dân sự ngoài các vai trò nêu trên thì nó còn là nguồn tài liệu, tư liệu cho hoạt động nghiên cứu khoa học luật.
– Yêu cầu đối vớ hồ sơ vụ án dân sự như sau: Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm nhằm thể hiện một cách có trật tự những tài liệu này. Đối với các giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật, tránh để hư hỏng, mất mát các hồ sơ vụ án dân sự.
– Yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
– Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 97 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
+ Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
+ Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
+ Trưng cầu giám định;
+ Định giá tài sản;
+ Xem xét, thẩm định tại chỗ;
+ Tòa án thực hiện việc ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ theo quy định;
+ Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, các tài liệu này phải hoàn toàn chính xác để tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên cũng như ảnh hưởng đến kết quả của vụ án.
+ Tòa án thực hiện các biện pháp để xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
+ Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Khi tiến hành các biện pháp trưng cầu giám định; định giá tài sản; xem xét, thẩm định tại chỗ; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Tòa án.
Như vậy theo quy định nêu trên có thể thấy, sau khi đã tiến hành thụ lý vụ án thì Chánh án Tòa án là người có thẩm quyền phân công Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự. Chánh án tòa án sẽ thực hiện xem xét báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án để từ đó với các cơ sở đã xem xét thì Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên nhằm đảm bảo vụ án được xét xử khách quan, công bằng. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, đúng nhiệm vụ phân công, tránh trường hợp xét xử không công bằng gây ra việc oan sai, dẫn đến ảnh hưởng quyền và lợi ích của những đương sự liên quan. Theo quy định đã phân tích ở trên thì thời hạn để phân công Thẩm phán giải quyết vụ án là 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung khái quát về thẩm phán, thẩm quyền phân công thẩm phán giải quyết vụ án dân sự cũng như các nội dung liên quan đến vấn đề phân công thẩm phán giải quyết vụ án dân sự.