Hiện nay, các công trình này được xây dựng lên nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất, kinh doanh của con người. Thực tế, các công trình lớn được xây dựng lên bởi quá trình chỉnh chu, hoàn thiện, cụ thể từ khâu quản lý , thiết kế đến thi công thực hiện. Đối với các công trình này, luôn cần có hệ thống quản lý nhất định. Người có thẩm quyền sẽ giám sát hoạt động này thông qua những bản thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công. Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ quy định về nội dung thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công.
Mục lục bài viết
1. Thiết kế bản vẽ thi công:
Trong quá trình thực hiện xây dựng, thi công công trình cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bên nhận thầu và nhà đầu tư, có như vậy, công trình mới đảm bảo được chất lượng. Thiết kế bản vẽ thi công được xem là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của việc thi công, xây dựng một công trình. Hoạt động này có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với kết quả của công trình, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của chủ đầu tư, các cá nhân, tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng. Cụ thể:
– Thông qua bản thiết kế bản vẽ thi công, chủ đầu tư, người có thẩm quyền sẽ nắm bắt được các nội dung, các khâu trong quá trình xây dựng. Từ bản vẽ này, các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi công sẽ nắm bắt được tiến trình xây dựng trên thực tế đến đâu. Từ đó, đưa ra các biện pháp đôn đốc, thúc giục xử lý sao cho kịp tiến độ đã đặt ra.
– Bản thiết kế bản vẽ thi công giúp quá trình xây dựng, hoàn thiện công trình xây dựng diễn ra một cách cụ thể, khách quan, tránh những sai phạm không mong muốn xảy ra.
– Nhờ vào thiết kế bản vẽ thi công, quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng cũng được diễn ra một cách cụ thể, khách quan và đạt hiệu quả cao.
– Hơn tất cả, thiết kế bản vẽ thi công là một trong những căn cứ, phương thức hữu hiệu, giúp chất lượng của công trình xây dựng cũng được đảm bảo.
2. Quy định về nội dung thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công:
Như đã phân tích ở trên, thiết kế bản vẽ thi công; là một trong những giai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt đến quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình. Bản vẽ thi công được thiết kế dựa trên ý tưởng của các kiến trúc sư, người có hiểu biết về lĩnh vực này. Khi cá nhân chịu trách nhiệm thiết kế đã hoàn thành xong bản vẽ, họ sẽ tiến hành thuyết minh cho chủ đầu tư.
Nội dung thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công được quy định một cách cụ thể và rõ ràng tại Thông tư 03/2020/TT-BXD. Cụ thể như sau:
– Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định về hồ sơ thiết kế bản vẽ như sau:
+ Về nội dung: Nội dung hồ sơ thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công phải phù hợp với thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Cùng với đó, nội dung bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu, thông số kỹ thuật và ghi rõ các nội dung chỉ dẫn vào bản vẽ để thi công được theo thiết kế.
+ Bản vẽ gồm các hình thức, thể loại, cũng như đặc điểm sau đây: Chi tiết cấu tạo các bộ phận công trình; Chi tiết các bộ phận công trình phụ trợ, gara, cổng hàng rào, sân vườn, bồn hoa, bể nước ngầm, rãnh thoát nước, chiếu sáng cảnh quan; ốp lát hè, đường dạo; Thiết kế trần, chiếu sáng, trang âm, trang thiết bị gắn kèm công trình.
– Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 7 của thông tư này, khi tiến hành thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công, người chịu trách nhiệm liên quan cần tuân thủ các quy định cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, các cá nhân, tổ chức phụ trách phải thực hiện thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để đơn vị thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đảm bảo các nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở;
+ Thứ hai, khi tiến hành thiết kế phải thể hiện rõ các tính toán lựa chọn phương án kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, tính chất vật liệu, làm rõ các thông số mà bản vẽ không thể hiện hết và đảm bảo đủ cơ sở để lập tổng dự toán công trình và thiết kế xây dựng;
– Khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định rõ nội dung của việc thuyết minh thiết kế bản vẽ công trình phải đảm bảo:
+ Khi tiến hành thuyết minh thiết kế bản vẽ công trình, cá nhân, tổ chức phải giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, quy mô, tính chất dự án; thuyết minh ý tưởng kiến trúc, giải pháp thiết kế kiến trúc, vật liệu sử dụng;
+ Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng công trình, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình, hạ tầng kỹ thuật khu vực cũng phải được thuyết minh và trình bày một cách cụ thể, rõ ràng.
+ Nội dung thuyết trình cũng cần đảm bảo về danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; Phụ lục các văn bản pháp luật liên quan đến tính pháp lý của việc lập hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở.
Như vậy, có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về việc thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công. Những quy định này được xem là cơ sở, căn cứ pháp lý để các cá nhân, tổ chức dựa vào nhằm thực hiện tốt công việc của mình. Đồng thời, nó giúp hoạt động quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Ý nghĩa của việc thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công tại nước ta:
Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công có ý nghĩa. vai trò đặc biệt quan trọng.
– Thứ nhất, nó giúp chủ đầu tư, người có thẩm quyền đối với công trình xây dựng có thể nắm bắt được thiết kế của công trình. Từ đó, họ sẽ đưa ra phương hướng điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
– Thứ hai, nó giúp chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thúc tiến xây dựng công trình nắm bắt thời gian dự kiến thực hiện công trình; ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu cấu tạo của chương trình đó.
– Thứ ba, thông qua việc thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công, người thiết kế sẽ nhận được sự đóng góp, chính sửa từ mọi người xung quanh. Từ đó, giúp hoạt động thiết kế, lên kế hoạch cho bản vẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Như vậy, thuyết trình thiết kế bản vẽ thi công phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và nội dung như trên. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định này giúp quá trình thi công công trình xây dựng đạt hiệu quả tối ưu nhất. Hơn tất cả, nó giúp đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, chủ thể liên quan. Ý nghĩa sâu của thuyết minh thiết kế thi công đã giúp cho hoạt động này trở thành giai đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng công trình; buộc tất cả các cá nhân, tổ chức liên quan phải tuân thủ thực hiện.
4. Thực trạng sử dụng bản vẽ thi công các công trình xây dựng tại nước ta hiện nay:
Hiện nay, các công trình xây dựng được Nhà nước ta xây dựng lên ngày càng nhiều. Các công trình xây dựng này do Nhà nước tiến hành khởi công, hoặc do các chủ thầu là nhà đầu tư, doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Tại các thành phố lớn, các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, bao gồm cả nhà ở, đường xá, cầu cống ngày càng được triển khai một cách mạnh mẽ. Những công trình này có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sinh sống, sử dụng của người dân. Bởi lẽ, trong bối cảnh thực tế ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa cùng sự tác động rõ ràng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã khiến cho cách nhìn nhận về lối sống và nhu cầu sống của người dân ngày càng hiện đại hơn. Khi xã hội hòa bình,giá trị thặng dư được Nhà nước bình ổn, đã giúp công tác phát triển đất nước có những chuyển biến sâu sắc, tích cực. Đặt trong bối cảnh đó, các công trình xây dựng mang tầm hiện đại, với những kết quả đáng ngưỡng mộ trong việc đáp ứng nâng cao cuộc sống của con người lần lượt ra đời.
Khác với các công trình nhỏ mang tính chất sử dụng cá nhân như nhà ở, trang trại,.. các công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia, hay đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo người dân thì sẽ chịu sự điều chỉnh bởi khâu quản lý, quá trình thi công hoàn thiện cụ thể, rõ ràng.
Đối với các công trình lớn, quá trình xây dựng cần phải trải qua các giai đoạn cụ thể nhất định như sau: Thẩm định thực tế về diện tích đất ở để xây dựng công trình – Lên kế hoạch xây dựng công trình – Lập bản thiết kế xây dựng công trình – Tiến hành thi công (song song với hoạt động kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư và người có thẩm quyền) – Nghiệm thu công trình xây dựng – Khánh thành công trình xây dựng. Đây là các bước cơ bản trong quá trình xây dựng và hoàn thiện một công trình xây dựng hoàn thiện. Việc tuân thủ đầy đủ các bước này giúp quá trình xây dựng công trình được diễn ra một cách trơn tru, khách quan và đạt kết quả cao.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định về hồ sơ thiết kế kiến trúc và mẫu chứng chỉ hành nghề kiến trúc do Bộ Xây dựng ban hành