Đường cao tốc là phần đường dành cho các phương tiện tham gia giao thông với tốc độ di chuyển cao. Vì vậy, chỉ có ô tô và phương tiện xe cơ giới làm nhiệm vụ bảo trì đường cao tốc mới được đi vào phần đường này. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì những điểm được dừng đỗ xe trên đường cao tốc được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về những điểm được dừng đỗ xe trên cao tốc:
Trước hết, đường cao tốc là phần đường dành cho các phương tiện xe cơ giới di chuyển với tốc độ cao, đường cao tốc thông thường sẽ có giải phân cách chia cho phương tiện chạy hai chiều riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một đường hoặc các đường khác, đường cao tốc sẽ được bố trí đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho quá trình lưu thông được an toàn và bảo đảm về tài sản và sức khỏe, nhằm mục đích rút ngắn thời gian hành trình của các phương tiện, chỉ cho phương tiện ra/vào vào những điểm nhất định. Tuy nhiên trên đường cao tốc, cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật để tránh gây ra những tai nạn không mong muốn. Các phương tiện chỉ được phép dừng đỗ xe tại một số điểm nhất định trên đường cao tốc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 32/2023/TT-BCA, có quy định về vấn đề dừng phương tiện giao thông để kiểm soát. Theo đó, khi dừng/kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc thì cần phải đảm bảo theo các yêu cầu sau đây:
(1) Các yêu cầu chung bao gồm: Trong quá trình dừng phương tiện trên đường cao tốc thì cần phải đảm bảo tính an toàn phải dừng đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến quá trình lưu thông của các phương tiện khác. Đồng thời, khi đã dừng phương tiện giao thông thì phải thực hiện thủ tục kiểm soát, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Cần phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác đang lưu thông trên đường cao tốc. Trong quá trình dừng phương tiện, cần phải đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình nón chóp hoặc dây căng dọc theo chiều đường xe chạy, đặt sát vào lề đường hoặc vỉa hè để hình thành nên khu vực đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an trong quá trình thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự giao thông. Căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào đặc điểm của tuyến đường giao thông để có thể thực hiện thủ tục đặt rào chắn sao cho phù hợp. Đồng thời, khu vực bảo đảm an ninh trật tự an toàn giao thông cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đủ diện tích để lắp đặt các phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ, phương tiện xử lý vi phạm, căn cứ vào tình hình thực tế tại khu vực kiểm soát để có thể bố trí cán bộ cảnh sát hướng dẫn phải điều hòa giao thông, đảm bảo an toàn giao thông.
(3) Khi kiểm soát tại một điểm thì chỉ được dừng phương tiện giao thông để xử lý vi phạm tại các vị trí sau đây trên đường cao tốc: Khu vực trạm thu phí, điểm đầu hoặc điểm cuối của đường cao tốc.
(4) Trong quá trình tuần tra, kiểm soát cơ động thì chỉ được phép dừng phương tiện giao thông vào làn đường phương tiện khẩn cấp để tiến hành thủ tục kiểm soát, xử lý đối với các hành vi vi phạm trong trường hợp: Phát hiện ra hành vi vi phạm an ninh trật tự an toàn giao thông nghiêm trọng, có nguy cơ gây mất an toàn giao thông bất cứ lúc nào, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm theo quy định của pháp luật, phòng chống thiên tai hoặc cháy nổ, cứu nạn cứu hộ, thực hiện giải quyết tin báo hoặc tố giác tội phạm/giải quyết phản ánh hành vi vi phạm quy định của pháp luật đối với phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc, phát hiện phương tiện giao thông dừng đỗ sai quy định trên đường cao tốc. Sau khi giải quyết xong công việc thì cần phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay lập tức để tạo điều kiện cho các phương tiện khác di chuyển an toàn.
(5) Cần phải đặt biển báo hiệu số 245a “tức là biển báo hiệu đi chậm” hoặc biển báo hiệu số 245b về phía trước của Tổ cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đang đi tới theo đúng quy định của pháp luật về biển báo hiệu đường bộ.
Theo đó, trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính thì những điểm được quyền dừng đỗ xe trên đường cao tốc bao gồm:
– Khu vực trạm thu phí;
– Điểm đầu đường cao tốc;
– Điểm cuối đường cao tốc.
2. Giao thông trên đường cao tốc phải tuân thủ những yêu cầu gì?
Giao thông trên đường cao tốc cần phải tuân thủ theo một số quy định nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề giao thông trên đường cao tốc. Theo đó:
(1) Người lái xe/người điều khiển xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường cao tốc còn phải thực hiện đầy đủ các quy định sau đây:
– Khi vào đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện bắt buộc phải phát tín hiệu xin vào đường cao tốc, cần phải điều khiển phương tiện đi về phía bên phải để nhường đường cho các phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc, khi nhận thấy an toàn thì mới cho phương tiện nhập vào làn đường sát mép bên ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì cần phải điều khiển phương tiện chạy trên làn đường tăng tốc trước khi điều khiển phương tiện vào làn đường chính;
– Khi rồi khỏi đường cao tốc thì người lái xe cần phải điều khiển phương tiện di chuyển dần sang làn đường phía bên tay phải, nếu đường cao tốc có phần đường giảm tốt thì cần phải điều khiển phương tiện chạy trên phần đường giảm tốc đó trước khi cho xe ra khỏi đường cao tốc;
– Không được phép cho phương tiện lưu thông ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc;
– Không được cho phương tiện chạy quá tốc độ tối đa hoặc điều khiển phương tiện chạy dưới tốc độ tối thiểu ghi nhận trên các biển báo hiệu hoặc sơn kẻ đường.
(2) Người lái xe phải người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng cần phải cho phương tiện lưu thông giữ khoảng cách an toàn ghi nhận trên các biển báo hiệu.
(3) Chỉ được phép cho phương tiện dừng đỗ xe theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bắt buộc phải dừng đỗ xe không đúng quy định của pháp luật thì người điều khiển phương tiện cần phải cho phương tiện rời khỏi phần đường xe chạy, trong trường hợp không thể cho phương tiện rời khỏi phần đường xe chạy thì cần phải phát tín hiệu báo hiệu để các phương tiện lái xe khác biết.
(4) Người đi bộ, người điều khiển phương tiện xe thô sơ, người điều khiển phương tiện xe gắn máy, xe mô tô, máy kéo, các loại xe máy chuyên dùng có tốc độ nhỏ hơn 70km/h thì sẽ không được phép đi vào đường cao tốc, ngoại trừ trường hợp đó là phương tiện, các trang thiết bị phục vụ cho quá trình quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Theo đó thì có thể nói, khi lưu thông trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện chỉ được dừng đỗ xe ở những nơi được phép dừng đỗ, trong trường hợp bắt buộc phải dừng đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định thì người điều khiển phương tiện cần phải đưa phương tiện đó giỏi khoản phần đường xe chạy, trong trường hợp không thể đưa phương tiện ra khỏi phần đường xe chạy thì cần phải phát tín hiệu để người lái xe khác biết.
3. Mức phạt lỗi dừng, đỗ xe sai quy định trên đường cao tốc:
Lưu thông phương tiện trên đường cao tốc thì cần phải tuân thủ quy định về dừng đỗ. Trong trường hợp dừng đỗ xe trái quy định trên đường cao tốc thì sẽ bị xử phạt. Hay nói cách khác, nếu người điều khiển phương tiện dừng đỗ xe không đúng rồi quy định trên đường cao tốc, không có tín hiệu báo hiệu để cho người lái xe khác biết khi bắt buộc phải dừng đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định thì sẽ bị xử phạt căn cứ theo quy định tại
– Đối với phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô. Mức phạt tiền được quy định từ 10.000.000 đồng tới 12.000.000 đồng, đồng thời còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
– Đối với mấy kéo, xe máy chuyên dùng mức phạt tiền được quy định từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe khi điều khiển máy kéo, tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: