Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Mặc dù đã xuất hiện và được thừa nhận từ rất lâu trong lịch sử tư pháp ở các nước phát triển khác, nhưng vấn đề tranh tụng cũng như nguyên tắc tranh tụng rất ít được nghiên cứu ở Việt Nam và đặc biệt cho đến trước năm 2013 thì nó chưa được thừa nhận trong các văn bản pháp lý chính thức của Nhà nước.
Ví dụ như, tại sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức Đoàn Luật sư quy định các Luật sư được bào chữa trước tất cả các Tòa án cấp tỉnh trở lên và các Tòa án Quân sự; người Việt Nam không kể nam hay nữ; có bằng cử nhân luật; có hạnh kiểm tốt; đã tập sự 3 năm ở một văn phòng luật sư có thể trở thành Luật sư. Tại
Có thể nói, giai đoạn từ 1945 đến trước 1988, việc tranh tụng trong TTHS chưa được đặt ra một cách rõ ràng vì:
– Chưa có hệ thống pháp luật TTHS hoàn chỉnh quy định về tranh tụng. Tranh tụng chỉ được coi là có ở hình thức tố tụng tư sản, không thể áp dụng ở nhà nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam;
– Mặc dù Hiến pháp 1946, 1980 có quy định về bào chữa, nhưng không có đội ngũ luật sư thực hiện chức năng tranh tụng. Ngay cả ở các trường cũng như các cơ sở đào tạo luật sư cũng không có. Các phiên tòa xét xử hầu như không có luật sư bào chữa;
– Nhận thức của người dân về luật sư rất hạn chế, chỉ chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Tại các tỉnh miền Bắc, không ai hiểu luật sư là gì, chức năng nhiệm vụ thế nào; người bị buộc tội không có cơ hội được tự mình bào chữa cũng như nhờ người khác bào chữa cho mình.
Bộ luật TTHS đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1988 có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1989 đã kế thừa Luật tố tụng hình sự Việt Nam các giai đoạn trước đó. Tại Bộ luật TTHS này đã có quy định về luật sư bào chữa.
Tại Điều 36 Bộ luật TTHS năm 1988 quy định:
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác. Người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; được đọc hồ sơ vụ án và ghi chép những điều cần thiết sau khi kết thúc điều tra; khiếu nại các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Phải thừa nhận, việc Nhà nước ta ban hành Bộ luật TTHS năm 1988 thể hiện sự tiến bộ trong công tác xây dựng pháp luật tố tụng; pháp điển hóa được trình tự TTHS để thống nhất thực thi trong toàn quốc.
Sự thừa nhận mang tính sơ khai đầu tiên về tranh tụng ở Việt Nam trong các văn bản chính thức của Đảng đó chính là Nghị quyết 08/2002/NQ- TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, xác định: việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo … đề ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định.
Điều này có nghĩa là: Nhà nước ta phải có được hệ thống pháp luật có quan đến những quy định về tranh tụng; phải tổ chức bộ máy tranh tụng, trong đó có các chủ thể tranh tụng; những điều kiện bảo đảm cho việc tranh tụng và để làm thế nào, những phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà (những quyết định được đưa ra trong bản án phải thể hiện được kết quả tranh tụng giữa các bên ngay tại phiên tòa). Đây là định hướng rất cơ bản để tiến tới xây dựng nền tố tụng hiện đại, bảo đảm công lý, công bằng trong xét xử hình sự.
Trên cơ sở những định hướng cơ bản được nêu trong Nghị Quyết 08, ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đã thông qua Bộ luật TTHS mới thay thế Bộ luật TTHS 1988 (gọi là Bộ luật TTHS 2003). Bộ luật TTHS năm 2003 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Bộ luật TTHS năm 2003 mở rộng hơn nữa quyền tham gia của luật sư tại giai đoạn điều tra không chỉ đối với bị can, mà từ khi đối với người bị tạm giữ. Cụ thể, Điều 58 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định, “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ” v.v… Kèm theo Bộ luật TTHS 2003, hàng loạt các văn bản pháp luật phục vụ cho việc tranh tụng trong TTHS được xây dựng và thông qua như Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004; Luật Luật sư 2006; Pháp lệnh Giám định tư pháp 2004; Pháp lệnh về công chứng (2005) v.v. Những vấn đề có liên quan đến tổ chức bộ máy điều tra, kiểm sát, Tòa án cũng đã từng bước được kiện toàn.
Tiếp theo đó, vấn đề tranh tụng tiếp tục được
– Đồng thời, trong quá trình thực thi Bộ luật TTHS năm 2003 cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế liên quan trực tiếp đến tranh tụng, thể hiện:
Pháp luật về tố tụng hình sự còn nhiều bất cập; chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp hình sự còn bất hợp lý;
Chưa có những quy định bảo đảm cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa thực hiện tốt việc bào chữa, gỡ tội;
– Quy định về căn cứ tạm giam còn định tính; quy định về một số biện pháp cưỡng chế tố tụng còn chưa đầy đủ và cụ thể.
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, vấn đề tranh tụng tại phiên tòa đã từng bước thể chế hóa vào các văn bản pháp luật mà đầu tiên là Hiến pháp 2013.
Như vậy, trước khi Hiến pháp 2013 được ban hành, vấn đề tố tụng, tranh tụng ở nước ta chưa được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS. Mặc dù pháp luật TTHS được ban hành trước Hiến pháp 2013, có nhiều quy định chứa đựng nội dung của nguyên tắc tranh tụng, như quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xác định sự thật vụ án, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các quy định về tranh luận tại phiên tòa. Đặc biệt, Điều 222 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa”. Tuy vậy, các quy định trên còn thiếu tính cụ thể, nhất là chưa có văn bản pháp lý nào chính thức ghi nhận nguyên tắc bảo đảm và cơ chế bảo đảm tranh tụng nên thực tiễn hoạt động chưa phát huy hiệu quả.
Do vậy, trước yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó cần bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS,
+ Hoạt động xét xử phải bảo đảm tranh tụng giữa kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng khác; tranh tụng là trọng tâm của hoạt động xét xử.
+ Các bên tranh tụng bình đẳng với nhau về quyền đưa ra tài liệu, chứng cứ, yêu cầu; đưa ra các luận điểm, luận cứ và luận chứng của mình; bình đẳng trong đối đáp, tranh luận, chứng minh, bác bỏ quan điểm lẫn nhau.
+ Kiểm sát viên và người tham gia tranh tụng phải tranh tụng với tinh thần trách nhiệm, trên cơ sở chứng cứ khách quan và quy định của pháp luật; với tinh thần tôn trọng lẫn nhau, thể hiện văn hóa ứng xử.
+ Bản án và quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét toàn diện các luận điểm, luận cứ và luận chứng của các bên tranh tụng.
+ Tòa án có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện, thực thi các quy định của pháp luật theo quy định của Bộ luật TTHS để các bên tham gia tranh tụng.
Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của luật tố tụng” (Điều 13).
Với các nội dung trên thì phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc tranh tụng chủ yếu là tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự; bắt đầu từ khi Tòa án mở phiên toà cho đến khi kết thúc phiên tòa và tập trung trong phần tranh luận của kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng. Tranh tụng được coi là khâu đột phá trong hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, chống oan sai và bảo vệ các quyền con người cơ bản của người bị buộc tội. Sự thể hiện của vấn đề tranh tụng trong các văn kiện của Đảng là tiền đề và là cơ sở để tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng nói chung trong đó điển hình là hoàn thiện Bộ luật TTHS năm 2003 về nguyên tắc tranh tụng.